Trung Quốc và Hàn Quốc đối mặt với số ca nhiễm COVID -19 mới

Trung Quốc ghi nhận thêm hàng nghìn ca mắc mới COVID-19 trong ngày qua, trong khi giới chức Hàn Quốc hối thúc người dân tiêm vaccine tăng cường trước lo ngại về đợt lây nhiễm mới ở nước này.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 24/11 thông báo số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng trước đó một ngày tại Trung Quốc đại lục là 3.927 ca. Số ca nhiễm không biểu hiện triệu chứng là 27.517 ca.

So với ngày 22/11, số ca nhiễm mới có triệu chứng và không biểu hiện triệu chứng tại Trung Quốc tăng lần lượt là 1.286 ca và 1.275 ca.

Cũng trong ngày 23/11, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm một ca tử vong, đưa tổng số người không qua khỏi từ trước tới nay lên 5.232 ca. Cùng ngày, có tổng cộng 1.826 ca bình phục đã được xuất viện.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), ngày 10/11/2022.

Trước diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, nhiều thành phố của Trung Quốc đã siết chặt các biện pháp để kiềm chế dịch bệnh lây lan. Tại thủ đô Bắc Kinh, các trung tâm thương mại và công viên phải đóng cửa, trong khi giới chức hối thúc người dân hạn chế tối đa việc ra ngoài.

Hàn Quốc lo ngại đợt lây nhiễm mới

Tại Hàn Quốc, giới chức nước này đã hối thúc người dân tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát mạnh vào mùa Đông.

Hàn Quốc cũng đã giảm khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đối với người trưởng thành từ 120 ngày xuống còn 90 ngày.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 24/11 thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm gần 60.000 ca mắc COVID-19, trong đó hầu hết là các ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Dù con số trên thấp hơn mức 70.324 ca mắc mới ghi nhận một ngày trước đó, song cao hơn khoảng 3.600 ca so với một tuần trước đó.

Cũng trong 24 giờ qua, đã có 59 người không qua khỏi do mắc COVID-19 tại Hàn Quốc, đưa tổng số người tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát lên 30.223 ca./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.