Trung Quốc và Quần đảo Cook hợp tác chiến lược toàn diện
Quần đảo Cook khiến quốc gia láng giềng New Zealand không thể không mất lòng khi thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Ở khu vực Nam Thái Bình Dương, New Zealand là đối tác và đồng minh quan trọng nhất của Quần đảo Cook. New Zealand viện trợ tài chính cho Quần đảo Cook, thậm chí công dân Quần đảo Cook còn đồng thời là công dân của New Zealand.
Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt với Mỹ, Australia và New Zealand ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương càng thu hút sự quan tâm và can dự trực tiếp của các nước ở trong cũng như ngoài khu vực. Việc Trung Quốc tranh thủ và thu phục được các đảo quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc và cuộc cạnh tranh trên càng thêm không khoan nhượng.
Quần đảo Cook thúc đẩy mạnh mẽ và nâng quan hệ với Trung Quốc lên cấp độ cao nhất thực chất là ngả hẳn về phía Trung Quốc, càng có lợi cho Trung Quốc thì càng bất lợi cho Mỹ, Australia và New Zealand, đặc biệt cho New Zealand. Quần đảo Cook đã giúp cho Trung Quốc đạt được thắng lợi ngoại giao và địa chính trị với ý nghĩa chiến lược lâu dài to lớn. Việc này kéo dài chuỗi thành công của Trung Quốc trong thực thi chiến lược tranh thủ và lôi kéo các đảo quốc nhỏ ở khu vực Nam Thái Bình Dương vào phạm vi ảnh hưởng và chi phối của Trung Quốc.
Quần đảo Cook đang chơi cuộc chơi "bắt cá hai tay", tức là vừa duy trì mối quan hệ láng giềng gắn bó truyền thống lâu nay với New Zealand vừa tận lợi tối đa từ nhu cầu của Trung Quốc về tranh thủ và chinh phục các đảo quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Quần đảo Cook kiến tạo cho mình tình thế pha trộn giữa cân bằng quan hệ và thiên lệch về một bên có lợi nhất cho mình. Không phải tất cả, nhưng nhiều đảo quốc khác trong khu vực Nam Thái Bình Dương cũng có cách tiếp cận lợi ích chiến lược lâu dài và hành xử về đối ngoại tương tự.
Cuộc ganh đua ảnh hưởng và cọ sát lợi ích của Mỹ, Australia, New Zealand, Trung Quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương và sự quan tâm của cả thế giới nói chung tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khiến cho các đảo quốc nhỏ ở khu vực này, trong đó có Quần đảo Cook, thêm có giá trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
Việc cân bằng quan hệ với láng giềng gần và với đối tác xa, giữa người thân nhỏ và bằng hữu lớn không hề đơn giản và dễ dàng. Khả năng bị lệ thuộc hẳn vào một bên và rủi ro về nước xa không cứu được lửa gần không phải không tiềm ẩn đối với Quần đảo Cook.
Mỹ, Australia và New Zealand lần nữa bị cảnh tỉnh và báo động ở khu vực này.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc từ bỏ vai trò lãnh đạo quân sự của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một động thái có thể thay đổi cấu trúc chỉ huy quân sự của khối này.
Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả Rập, Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, đã bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại Gaza, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn, tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ.
Quân đội Nga đã phải bắn hạ các máy bay không người lái của chính mình theo mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Các hệ thống phóng lựu nhiệt áp hạng nặng TOS-1A Solntsepyok của Nga đã tấn công các vị trí được cho là của Ukraine tại một địa điểm không được tiết lộ trên chiến tuyến ngày 18/3.
Lãnh đạo Mỹ - Nga đã thảo luận về một lệnh ngừng bắn nhỏ trong cuộc điện đàm, nhưng chưa thể nhất trí về thỏa thuận chấm dứt chiến sự Ukraine.
Một thẩm phán liên bang Mỹ vừa ra phán quyết ngăn chặn việc đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), yêu cầu khôi phục quyền truy cập cho hàng nghìn nhân viên bị ảnh hưởng.
0