Trung tâm dữ liệu Quốc gia sẽ là đơn vị thuộc Bộ Công an
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 22/10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật Dữ liệu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Tại phiên họp, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Dữ liệu. Theo đó, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính; phát triển kinh tế, xã hội; phát triển Trung tâm dữ liệu Quốc gia.
Dự án luật được xây dựng dựa trên quan điểm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.
Việc xây dựng dự án luật được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; thực hiện thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các cá nhân vi phạm pháp luật.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc khai thác, vận hành Cơ sở dữ liệu tổng hợp Quốc gia và phát triển Trung tâm dữ liệu Quốc gia; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý dữ liệu của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Luật quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Trung tâm dữ liệu quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý Nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu. Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động về dữ liệu tại Việt Nam.
Dự thảo luật được Chính phủ xây dựng với 7 chương, 67 điều, quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị, quản lý dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; quỹ phát triển dữ liệu; Cơ sở dữ liệu tổng hợp Quốc gia; Trung tâm dữ liệu Quốc gia; sản phẩm dịch vụ về dữ liệu. Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, các nội dung quy định trong dự thảo luật cơ bản bám sát mục tiêu, quan điểm, chính sách đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng Luật Dữ liệu; thể chế đúng quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.
Dự kiến, việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, dự kiến Trung tâm dữ liệu Quốc gia sẽ thu hút, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thực hiện vận hành, quản trị hệ thống đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế trong quản trị dữ liệu.
Hiện nay, việc xây dựng Trung tâm dữ liệu Quốc gia đang triển khai thực hiện trên cơ sở thi hành Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 của Chính phủ (dự kiến chi phí xây dựng Trung tâm dữ liệu Quốc gia trong giai đoạn 1, đến năm 2025 là khoảng 20.000 tỷ đồng).
Căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế, Bộ Công an sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu Quốc gia trong các giai đoạn đầu tư tiếp theo phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026 - 2030 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp nhất với sự phát triển của công nghệ.
Trên tinh thần chủ động tiết kiệm điện, các doanh nghiệp đã ứng dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm điện mà vẫn không ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất như ứng dụng công nghệ, sử dụng thay điện mặt trời.
Luật Thủ đô được thông qua đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để mô hình du lịch nông nghiệp khai thác tối đa lợi thế vùng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô dịp cuối tuần.
Hội nghị nghiên cứu, quán triệt được tổ chức trực tiếp từ điểm cầu trụ sở Thành ủy Hà Nội và trực tuyến đến 747 điểm cầu toàn thành phố với hơn 54 nghìn cán bộ, đảng viên tham dự.
Sáng 6/12, diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã thu hút hơn 40 tham luận khoa học, nhằm thúc đẩy tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng về phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.
Sáng nay (6/12), tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, UBND thành phố Hà Nội đã khai trương Trung tâm dữ liệu chính, là sự kiện quan trọng của thành phố trong nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và thành phố thông minh.
Sáng 6/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Lãnh đạo Vụ trưởng Vụ địa phương 1, Ban Tổ chức Trung ương công bố Quyết định số 1720-QĐNS/TW ngày 29/11/2024 của Ban Bí thư về việc chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
0