Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được xây dựng tại TP.HCM
Theo các chuyên gia, đây là thời điểm thuận lợi để TP. HCM trở thành trung tâm tài chính toàn cầu, đóng vai trò huyết mạch trong việc thu hút và luân chuyển vốn - động lực quan trọng cho nền kinh tế thành phố.
TP. HCM chiếm 23% GDP cả nước, là trung tâm kinh tế với các ngành trọng điểm như tài chính, công nghệ và dịch vụ. Tại hội nghị công bố Nghị quyết về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định rằng phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM là nhiệm vụ then chốt, góp phần nâng cao vị thế kinh tế, thu hút đầu tư toàn cầu và thúc đẩy chiến lược phát triển quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Để hoàn thành các dự án liên quan đến sân bay, bến cảng và nhiều dự án lớn khác, chúng ta cần một lượng vốn rất lớn. Vì vậy, chúng ta phải phát triển thị trường vốn và xây dựng trung tâm tài chính trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Chúng ta cần huy động cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp để phát triển đất nước trong giai đoạn mới".
Dựa trên đề án đã được Bộ Chính trị thông qua, trong giai đoạn 2025-2030, TP.HCM đề xuất xây dựng khung pháp lý và ban hành quy định về thành lập, vận hành trung tâm tài chính. Thành phố sẽ thành lập các cơ quan quản lý, ban hành quy chế hoạt động và hoàn thiện bộ máy tổ chức, đảm bảo điều kiện cần thiết để trung tâm tài chính hoạt động hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho hay: "Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới từ việc thu hút dòng vốn đầu tư. Đặc biệt, cơ chế chính sách đặc thù sẽ thúc đẩy các định chế tài chính phát triển, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút dòng vốn FDI, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khai thác nguồn vốn hiệu quả để phát triển kinh tế".
Các chuyên gia kinh tế nhận định việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính quốc tế ngay tại Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt niêm yết trên các sàn chứng khoán quốc tế và mở rộng ra thị trường toàn cầu.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết: "Những công ty ở nước ngoài và trong khu vực đều có thể niêm yết tại trung tâm này. Điều này sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm tài chính, tăng tính thanh khoản và sức hấp dẫn của trung tâm. Qua đó, không chỉ doanh nghiệp tại TP.HCM mà trên cả nước có thể huy động vốn quốc tế mạnh mẽ từ các định chế tài chính lớn và nhà đầu tư toàn cầu".
Bên cạnh đó, thành phố sẽ lập kế hoạch huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vận hành của trung tâm tài chính. Đây là bước đi chiến lược nhằm kết nối với dòng chảy tài chính toàn cầu, thu hút nhân tài và thúc đẩy TP.HCM vươn lên trong thời kỳ hội nhập.
Doanh số nhà ở đã qua sử dụng tại Mỹ năm ngoái giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỉ qua khi giá trung bình lên cao kỷ lục n- số liệu vừa được Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia Mỹ công bố.
Theo Thời báo Hoàn cầu, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán quốc tế đạt 3,75% trong tháng 12/2024, duy trì vị trí là đồng tiền thanh toán mạnh thứ tư.
Giá vàng thế giới giao ngay đã tiến sát mốc cao lịch sử từng lập được trong tháng 10/2024, trong bối cảnh nhiều chích sách mới của Tổng thống Donald Trump tác động tới thị trường tài chính.
Năm 2024, lợi nhuận của một số ngân hàng tăng trưởng chậm lại, một số hồi phục mạnh sau một năm báo lãi giảm. Mức thưởng Tết của nhân viên ngành ngân hàng, do đó cũng có sự phân hóa, có nơi mức thưởng lên tới 12 tháng lương.
Với hệ thống ngân hàng số, nhiều ngân hàng hoạt động xuyên Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Ngân hàng số và các điểm giao dịch số đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho khách hàng.
Tuần giao dịch vừa qua, tỷ giá USD tại các ngân hàng và cả thị trường tự do đều đồng loạt giảm mạnh. Các ngân hàng kết thúc hơn 2 tháng liên tiếp niêm yết giá USD chạm trần quy định.
0