Trung ương thống nhất cao về tư tưởng chỉ đạo, định hướng

Sau ba ngày (từ 16 - 18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết của Hội nghị.

Đánh giá cao sự chuẩn bị của các Tiểu ban, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí về cơ bản với dự thảo Đề cương các báo cáo và cho nhiều ý kiến chỉ đạo quan trọng đối với các đề xuất, kiến nghị của các Tiểu ban. Trung ương yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Hội nghị, hoàn thiện các Đề cương, bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo, nhất là về chủ đề, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu tổng quát; trên cơ sở đó sớm bắt tay xây dựng dự thảo các văn kiện theo kế hoạch đã đề ra; trình bày ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh: Dự thảo các Văn kiện trình phải thực sự xứng tầm trình Đại hội XIV của Đảng, thể hiện được ý chí và sức mạnh vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thời kỳ phát triển mới với khí thế mới, động lực mới, cũng như những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen, quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; xác định đúng đắn những chủ trương, định hướng và các quyết sách lớn bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm tới, đến năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến năm 2045 (100 năm thành lập nước).

Trong quá trình chuẩn bị các văn kiện, phải căn cứ vào kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, các nghị quyết của Trung ương, tổng kết 40 năm đổi mới, 15 năm thực hiện Điều lệ và Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011); đồng thời bám sát vào Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội XIII, các Nghị quyết Trung ương khóa XIII và thực tiễn của đất nước để đánh giá một cách khách quan, khoa học toàn diện các vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp mới phát sinh; phân tích sâu sắc các nguyên nhân; dự báo có cơ sở khoa học tình hình đất nước, khu vực và thế giới, để từ đó xác định đúng đắn các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược cho nhiệm kỳ tới.

Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết của Hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý: “Phải chăng sau 40 năm đổi mới chúng ta đã thực sự hình thành được Lý luận về đường lối đổi mới ở Việt Nam; trong nhiệm kỳ này, cần phải tập trung ưu tiên thực hiện thật tốt 12 định hướng phát triển đất nước và 6 nhiệm vụ trọng tâm như trong Đề cương Báo cáo Chính trị đã nêu? Và đặc biệt là, nên chăng, trong giai đoạn phát triển mới vẫn cần tiếp tục triển khai thực hiện ba đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII đề ra; tuy nhiên cần tập trung vào những nội dung rất then chốt, cụ thể hơn, như: xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá phát triển; đổi mới căn bản, toàn diện công tác cán bộ, thu hút, bồi dưỡng, phát triển, trọng dụng nhân tài; và xây dựng kết cấu hạ tầng cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, để thực sự tạo ra đột phá phát triển?”.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, cần đi sâu phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025, khẳng định những kết quả, thành tựu đã đạt được; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; làm rõ những nội dung đổi mới, những nhân tố mới tốt hơn, tích cực hơn của nhiệm kỳ khóa XIII so với các nhiệm kỳ trước; dự báo khả năng thực hiện Cương lĩnh, mục tiêu Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chú trọng làm rõ những vấn đề lớn, quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong nhiều nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Dược (Sửa đổi) lần này, việc điều chỉnh nhằm đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc sẽ tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các loại thuốc mới.

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USIAD triển khai dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II.

Ngày 25/6, thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến cải cách tiền lương, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ.

Sau một ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực, trách nhiệm, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Các ý kiến tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đều đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban Thường vụ Thành uỷ về chủ đề, phương châm, dự thảo đề cương chi tiết báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Để hoàn thành mục tiêu ước giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 là 95%, UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.