Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM

Thủ tướng Chính Phủ có quyết định về việc chuyển Trường Đại học (ĐH) Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM. Như vậy, trường này chính thức trở thành một trong 7 ĐH đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam.

Thông tin từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, Chính phủ vừa có quyết định chuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM. Văn bản do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký và có hiệu lực từ hôm nay, 04/10.

Theo đó, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được chuyển thành ĐH Kinh tế TP.HCM và là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Trường đại học Kinh tế TP.HCM chính thức trở thành Đại học Kinh tế TP.HCM

Trước tái cấu trúc, tên tiếng Việt của trường là: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, tên thường gọi UEH. Sau tái cấu trúc, tên Tiếng Việt là ĐH Kinh tế TP.HCM, tên thường gọi là UEH, ĐH UEH. Riêng tên Tiếng Anh sẽ giữ nguyên là University of Economics Ho Chi Minh City.

UEH sẽ là ĐH được phát triển thành "ĐH đa ngành, đa lĩnh vực", gồm 3 cấp độ quản trị: cấp ĐH (University), cấp trường thành viên (College), phân hiệu (Branch) và cấp khoa/viện (School/Institute).

Đáng chú ý nhất, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu ĐH Kinh tế TP.HCM. Điều này đảm bảo sự gắn kết giữa cấp ĐH với trường thành viên/phân hiệu; giữa sinh viên, cựu sinh viên các thế hệ với vị thế và danh tiếng vốn có của UEH. Do đó, tên gọi "ĐH Kinh tế TP.HCM" sẽ xuất hiện trên văn bằng tốt nghiệp của tất cả bậc, hệ

Từ năm 2021, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã xác định chiến lược phát triển trở thành đại học đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.

Quy mô đào tạo của ĐH Kinh tế TP.HCM hiện tại là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ ĐH, 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ. Trường đạt tiêu chuẩn châu Âu FIBAA về chất lượng đào tạo cấp cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên tại Việt Nam cùng với 17 chương trình đào tạo đạt 2 tiêu chuẩn quốc tế là FIBAA và AUN-QA.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Thí sinh cả nước chỉ còn 1 ngày nữa để đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp THPT 2024. Thời hạn đăng ký sẽ kết thúc sau 17h ngày 10/5.