'Trường học số' giúp nâng cao chất lượng giáo dục

Ứng dụng công nghệ thông tin được coi là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Tại huyện Đan Phượng, công tác này được ngành giáo dục đào tạo huyện tập trung triển khai qua việc ứng dụng các phần mềm trong nuôi dưỡng trẻ ở cấp học mầm non; trang bị Ipad cho các trường tiểu học hay xây dựng trường học trực tuyến ở khối trung học cơ sở.

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh và chỉ cần một thao tác đơn giản là quét mã QR, chị Nguyễn Thị Sim, phụ huynh học sinh trường Mầm non Liên Hồng, huyện Đan Phượng đã có thể nắm được thông tin về nguồn gốc các loại thực phẩm mà con mình sẽ sử dụng trong ngày hôm nay tại trường học.

Các nhà trường đã tích cực triển khai thiết kế được 112 bài giảng E-learning, bài giảng STEM, STEAM

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nuôi dạy trẻ, trường mầm non Liên Hồng đã sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn hàng ngày. Tỷ lệ các chất được cân đối đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Quản lý chất lượng thực phẩm, nhà trường đã tạo mã QR để phụ huynh  truy xuất nguồn gốc thực phẩm một cách minh bạch cũng như nắm bắt thực đơn hàng ngày của trẻ.

Trong tiết học tiếng Anh của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, mỗi học sinh được sử dụng một máy tính bảng Ipad. Qua các phần mềm trò chơi hỗ trợ giảng dạy, các em có hứng thú hơn khi học, từ đó nắm bắt được từ mới và cấu trúc câu tốt hơn. Để đưa máy tính bảng Ipad vào sử dụng, nhà trường đã kết nối Wifi đảm bảo 100% máy hoạt động cùng một lúc.

Mỗi học sinh được sử dụng một máy tính bảng Ipad

Trường THCS Tô Hiến Thành là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng trường học trực tuyến của huyện Đan Phượng. Toàn bộ quá trình giao bài tập cho học sinh, chấm chữa bài được thực hiện trên môi trường mạng. Việc kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện ở phòng học trực tuyến. Với việc xây dựng được một hệ thống ngân hàng đề, nhà trường đã chủ động trong nội dung và thời điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra được tổng hợp, phân tích, đánh giá làm cơ sở để điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

Hiện nay đã có 45 trường từ mầm non đến trung học cơ sở đang ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Các nhà trường đã tích cực triển khai thiết kế được 112 bài giảng E-learning, bài giảng STEM, STEAM. Nhiều phần mềm có ý tưởng thiết kế hay, tính ứng dụng cao, tương tác tốt, phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Thí sinh cả nước chỉ còn 1 ngày nữa để đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp THPT 2024. Thời hạn đăng ký sẽ kết thúc sau 17h ngày 10/5.