Trương Mỹ Lan không nhớ đã cho thuộc cấp 2 hay 20 tỷ

Tại phiên tòa sáng 13/3, các luật sư tập trung hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan và các cựu cán bộ Ngân hàng SCB về thủ đoạn cho vay và đảo nợ tại ngân hàng này. Bị cáo Lan khẳng định hàng chục tỉ đồng đã cho thì không nhớ đến nữa.

Trong buổi sáng xét xử hôm nay (13/3), luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) tiếp tục thẩm vấn làm rõ mối quan hệ của thân chủ và bị cáo Trương Mỹ Lan.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Lan cho rằng: "Không lựa chọn bị cáo Dũng vào vị trí Chủ tịch HĐQT SCB". Tuy nhiên, khi luật sư đưa ra phần lời khai của bị cáo Lan tại cơ quan điều tra thì bị cáo Lan lý giải: "Do vào thời điểm đó bị cáo Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB, đã bỏ trốn) đưa vợ đi Mỹ chữa bệnh có nói với mình rằng: "Dũng là người hiền lành". Còn việc lựa chọn nhân sự như trên là do bị cáo Thành chứ mình không tác động.

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhất quyết nêu: "Bản thân không có quyền tiếp cận cũng như không biết bị cáo Bùi Anh Dũng".

Liên quan việc bị cáo Dũng khai nhận được bị cáo Lan thưởng 20 tỷ vào Tết năm 2020 và tiếp tục thưởng thêm 20 tỷ vào năm 2021, bị cáo Lan lý giải: "Do khi đó Dũng là Chủ tịch Ngân hàng SCB; vợ con của bị cáo này đều cùng làm tại ngân hàng này nên có khuyên bị cáo Dũng cho vợ nghỉ làm; đồng thời sẽ cho tiền để vợ con Dũng yên ổn đời sống". Tuy nhiên, về số tiền thì bị cáo Lan không nhớ là 2 tỷ hay 20 tỷ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa, sáng 13/3 (Ảnh: Dân Trí)

Trước đó, trong phần xét hỏi các bị cáo khác, trong đó có bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) để làm rõ vai trò của bị cáo Trương Mỹ Lan trong việc tái cơ cấu Ngân hàng SCB, bị cáo Dung trình bày: "Bị cáo Lan đã đưa các tài sản vào SCB như Time Square, An Đông để thực hiện tái cơ cấu. Về các hồ sơ vay của nhóm bị cáo Lan thì trên bề mặt là không sai nhưng thực tế là sai. Cụ thể, các hoạt động theo hồ sơ vay đều không có thật".

Ngoài ra, bị cáo Dung cũng cho biết: "Đối với các dự án có giá trị lớn thì bị cáo Lan mới chỉ đạo và các chỉ đạo này đều là chỉ đạo miệng".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.

Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra hộ kinh doanh tại các địa chỉ số 42 phố Phùng Hưng, số 3 phố Nguyễn Hữu Huân và số 32 phố Chân Cầm (quận Hoàn Kiếm), tạm giữ 420 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc.