Trương Mỹ Lan sẽ huy động tất cả tiền để bồi thường
Tại phiên tòa, luật sư Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa của bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đặt câu hỏi bị cáo có nắm được thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB trong thời điểm từ cuối năm 2017 cho đến tháng 8/2018 hay không. Trả lời luật sư, bị cáo Trương Mỹ Lan thừa nhận đã tham gia vào việc tái cơ cấu SCB nhưng khẳng định không nắm rõ tình hình tài chính của ngân hàng này, bị cáo Lan không đọc và cũng không biết đến báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng SCB; lúc cơ quan điều tra khám xét nhà bị cáo thì cũng không có tài liệu nào liên quan đến báo cáo tài chính của Ngân hàng SCB.
Trương Mỹ Lan cho biết, thời điểm đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) cùng Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, đã chết) rất “khổ sở, khó khăn” vì Ngân hàng SCB liên tục bị thanh tra, giám sát. Hai người này than thở với bị cáo Lan nếu không cho mượn công ty phát hành trái phiếu thì Ngân hàng SCB sụp đổ ngay nên bị cáo cho mượn.
Bị cáo Trương Mỹ Lan dẫn chứng kết luận điều tra giai đoạn 2 của cơ quan điều tra đã thể hiện rõ, trong 1,5 năm, Ngân hàng SCB đã sử dụng chi phí lên tới 61.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sử dụng tiền từ việc phát hành trái phiếu chỉ 11.000 tỷ đồng, chênh lệch tới 50.000 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch này được Ngân hàng SCB vay từ các cá nhân, tổ chức, bị cáo Lan và bạn bè bị cáo.
Trước Hội đồng Xét xử, Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, đồng thời khẳng định sẵn sàng chịu trách nhiệm. Theo Trương Mỹ Lan, mục đích ban đầu là muốn giúp tái cơ cấu Ngân hàng SCB nên bị cáo đã huy động gia đình, bạn bè trong và ngoài nước để có tài sản đưa ngân hàng này vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, bị cáo chỉ đóng tài sản vào Ngân hàng SCB để giúp đỡ chứ không tham gia điều hành ngân hàng.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đủ điều kiện để phát hành trái phiếu nhưng không phát hành, không niêm yết gì cả do bản thân bị cáo “không hề biết gì về trái phiếu”. Trương Mỹ Lan rất hối hận vì ngày đó cho Ngân hàng SCB mượn Công ty An Đông và các công ty khác thuộc Tập đoàn Vạn Thinh Phát để phát hành trái phiếu khiến kéo theo nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến hàng trăm người là các trái chủ đã vì tin tưởng vào uy tín của bị cáo và Ngân hàng SCB mà bỏ tiền ra mua trái phiếu.
Khi được luật sư Phan Trung Hoài hỏi về phương án khắc phục hậu quả, bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày, trước đó gia đình bị cáo đã khắc phục 365 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, Trương Mỹ Lan mong muốn tập trung thu hồi số tiền 17.000 tỷ đồng có nguồn gốc từ trái phiếu mà một số ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tiếp nhận. Bị cáo Lan đề nghị Hội đồng Xét xử tạo điều kiện cho bị cáo thu hồi số tiền này nhằm bồi thường cho bị hại. Trong trường hợp giữa Ngân hàng SCB và các ngân hàng, tổ chức tín dụng xảy ra tranh chấp thì bị cáo Lan sẵn sàng đứng ra để chịu trách nhiệm.
Nhiều hồ điều hòa đang bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán, thậm chí còn trở thành bãi trông giữ phương tiện.
Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.
Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất tăng mức xử phạt lỗi người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ từ 800.000 - 1 triệu đồng lên tới 4 - 6 triệu đồng.
Theo cơ quan chức năng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự kiến cần tới một lượng lớn nhân sự phục vụ công tác xây dựng vận hành và khai thác, quản lý. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của dự án trọng điểm quốc gia này.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 17/11, vị trí tâm siêu bão Man-yi ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Đông Nam đảo Luzon (Philippines).
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.
0