Truy tố 17 bị can trong giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu
Ngày 2/10, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Đây là giai đoạn 2 của đại án "chuyến bay giải cứu", được điều tra từ tháng 6/2023 khi giai đoạn một đang trong thời gian truy tố. Thời gian điều tra cả hai giai đoạn đều trong khoảng 15-16 tháng. Đây là vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ có tính chất rất nghiêm trọng, phức tạp, được lãnh đạo các cấp, ban ngành và dư luận đặc biệt quan tâm.
Tại giai đoạn 2 của vụ án, bị can Trần Tùng (SN 1978, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị đề nghị truy tố về hai tội danh gồm Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
5 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi Nhận hối lộ gồm: Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt); Lê Thị Phượng (nguyên Chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Văn (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (nguyên Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Nguyễn Mạnh Trường (nguyên Chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải).
Trong 10 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi Đưa hối lộ có ông Vũ Hồng Quang (nguyên Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) và nhiều cá nhân khác thuộc các cơ quan, tổ chức trong ngành hàng không.
Về hành vi Che giấu tội phạm, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Xuân Thông, nguyên cán bộ công an.
Bản án giai đoạn 1 vụ chuyến bay giải cứu thể hiện, các bị cáo trong vụ lợi dụng việc cấp phép các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước tránh dịch COVID-19 để trục lợi.
Sau khi Covid-19 bùng phát, tháng 3/2020, Chính phủ tổ chức một chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc về nước. Một tháng sau, Chính phủ tiếp tục tổ chức một số chuyến bay chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở quân đội.
Để giải quyết cho nhu cầu về nước của công dân, Chính phủ đã chỉ đạo, giao tổ công tác của 4 Bộ là Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải, Quốc phòng, tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước theo tháng, quý. Từ tháng 4/2021 thẩm quyền phê duyệt chuyến bay được giao bổ sung thêm Bộ Công an.
Có 3 hình thức đưa công dân về nước, gồm: Nhà nước phối hợp tổ chức chuyến bay (giải cứu); Công dân về nước bằng kinh phí tự nguyện; Chuyến bay phát sinh đột xuất ngoài kế hoạch.
Một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố lợi dụng chủ trương đúng đắn và lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ. Họ đã đề xuất cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương; đồng thời hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở điều tra.
Trong đó, bị can Trần Tùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thỏa thuận, nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly y tế với ba chuyến bay của ông Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh). Ngoài ra, bị can còn hưởng lợi bất chính 3,2 tỷ đồng để đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly y tế với 5 chuyến bay của bà Bùi Thị Kim Phụng (đại diện Công ty Fujitravell, Nhật Bản).
Ông Nguyễn Mạnh Cương bị cáo buộc cùng một số người tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cần xin về nước và thỏa thuận chi phí chênh lên từ 100 đến 500 USD một người để hưởng lợi. Để có được văn bản chấp thuận cho 388 công dân về nước và hưởng lợi 2 tỷ đồng, Cương đã chuyển 3,8 tỷ đồng cho Vũ Hồng Quang để hối lộ Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế).
Theo bản kết luận điều tra, hành vi của các bị can xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19 cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng.
Hành vi của các bị can còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, che giấu hành vi phạm tội, gây cản trở quá trình điều tra; làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Do đó, cần phải đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Chiều nay (24/11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
Điều khiển xe máy với tốc độ cao, mang theo hung khí và sẵn sàng sử dụng khi cần. Hành vi có tính chất manh động, liều lĩnh, cùng với sự thiếu hiểu biết và coi thường pháp luật, tội phạm thanh thiếu niên không chỉ gây thương tích cho người tham gia giao thông mà còn cho chính bản thân mình.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thị Thùy Dương (sinh năm 1985, trú tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La) về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo, song vẫn rất nhiều người lao động vẫn bị mắc bẫy khi đi xuất khẩu lao động trái phép; thậm chí rơi vào cảnh nợ nần khi nghe một số đối tượng cò mồi, dụ dỗ làm giả hồ sơ giấy tờ đi làm việc tại nước ngoài.
0