Truyện ngắn 'Tướng về hưu' - Nguyễn Huy Thiệp
Truyện của Nguyễn Huy Thiệp không chan chứa tình cảm như những nhà văn lãng mạn chủ nghĩa, cũng không đạo mạo dao gương chân lý hoặc hùng hồn cắt nghĩa hiện thực như lời văn uyên huấn. Truyện của ông gây ấn tượng bởi cái giọng điệu vô âm sắc. Đọc truyện của ông ấn tượng với người đọc bởi lối viết gai góc, điều này thể hiện rất rõ nét trong truyện ngắn ‘Tướng về hưu’.
TIN LIÊN QUAN


Truyện của Nguyễn Huy Thiệp mang tới cho bạn đọc cảm giác vừa lạ vừa quen, ở đó bạn có thể thấy được cả truyền thống lẫn hiện đại. Chính sự phóng khoáng, không bị trói buộc bởi một khuôn mẫu nào khiến cho các tác phẩm truyện ngắn của ông có một sức hút kỳ lạ.
Cả cuộc đời sáng tạo nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã để lại một khối lượng lớn khoảng 50 truyện ngắn, bốn tiểu thuyết, 10 kịch bản sân khấu và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận được đăng trên các báo, tạp chí. Nhưng thành tựu rực rỡ nhất là truyện ngắn. Chính vì vậy, sinh thời ông vẫn được mệnh danh là vua truyện ngắn. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình rất được công chúng đón nhận và yêu thích.
Nhắc đến tên tuổi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người ta nhớ ngay đến một cây bút truyện ngắn nổi bật những năm cuối thập kỷ 80. Không chỉ trở thành một hiện tượng trên văn đàn bởi giọng văn lạ, cách kể chuyện không giống ai, ngôn ngữ thuần Việt mà sâu sắc, truyện của Nguyễn Huy Thiệp luôn thẳng thắn đề cập đến những vấn đề về thân phận con người, đặc biệt là những người dân lao động.
Nhà văn Chu Nhạc đã rất tài tình khi dùng số phận của mỹ nhân Dương Qúy Phí để xót xa cho số phận của những người phụ nữ luôn phải chịu sự vất vả, thiệt thòi trong truyện ngắn 'Mỹ nhân mộng'.
Với đề tài lịch sử xoay quanh thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, câu chuyện ‘Miền xanh thẳm chân mây’ được tác giả Nguyễn Chu Nhạc kể với giọng văn đầy chất linh cảm.
0