Truyền thông thế giới phản ứng về lễ nhậm chức của Putin
Lễ nhậm chức chính thức đánh dấu sự khởi đầu của một nhiệm kỳ 6 năm nữa của Putin, người đã giành được 87,28% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3. Sau lễ nhậm chức, chính phủ hiện tại của Nga sẽ từ chức và chính phủ mới sẽ bắt đầu hoạt động với sự chấp thuận của quốc hội nước này theo các sửa đổi hiến pháp được đưa ra vào năm 2020.
Trong khi Mỹ, Đức và nhiều nước từ chối tham dự buổi lễ nhậm chức của ông Putin thì Pháp và một số quốc gia EU khác vẫn cử đặc phái viên đến bất chấp lời cầu xin của Kiev. Quan hệ Pháp - Nga đã xấu đi trong những tháng gần đây khi Paris tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Quyết định của Paris cho thấy sự chia rẽ tiềm ẩn có thể xảy ra trong phe phương Tây với một số quốc gia, bao gồm cả các nước vùng Baltic, vốn phản đối việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chúng tôi không có đại diện tại lễ nhậm chức của ông Putin. Chúng tôi chắc chắn không coi cuộc bầu cử đó là tự do và công bằng nhưng ông ấy là Tổng thống Nga và ông ta sẽ tiếp tục giữ chức vụ đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller.
Trong khi đó, Anh và Canada cũng không cử bất kỳ ai tham dự buổi lễ. Về phía Ukraine, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố: "Ukraine thấy không có cơ sở pháp lý nào để công nhận ông Putin là Tổng thống hợp pháp và được bầu cử dân chủ của Liên bang Nga".
Tờ Washington Post đăng bài viết: “Dưới thời Putin, một nước Nga quân sự hóa mới nổi lên thách thức Mỹ và phương Tây”. Theo tiêu chuẩn tuyên truyền của phương Tây, tác giả bài báo cáo buộc Nga là “chủ nghĩa toàn trị”, nhưng ấn phẩm không thể hạ thấp vai trò của Moscow trong việc thay đổi trật tự thế giới.
Ngược lại, ở một số đất nước Đông Nam Á đều ca ngợi sự tài ba của người đứng đầu nước Nga.
Nhà phân tích chính trị, quân sự và tình báo Indonesia Bakri Rahakundini Connie nói với kênh RIA Novosti rằng lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chứng tỏ sức mạnh của Nga với tư cách là một quốc gia độc lập và tự chủ.
Điều này trở nên như vậy nhờ sự lãnh đạo của một nguyên thủ quốc gia, người thực sự hiểu người dân của mình muốn gì và người dân Nga nên đạt được điều gì trên trường khu vực và thế giới.
Nhà phân tích chính trị, quân sự và tình báo Indonesia Bakri Rahakundini Connie.
Bà Connie nói thêm rằng những phẩm chất mà Tổng thống Putin sở hữu với tư cách là một nhà lãnh đạo và được “người dân Nga cũng như người dân trên thế giới ngưỡng mộ, bao gồm cả Indonesia”, là cam kết của ông đối với sự liêm chính, phát triển bền vững của đất nước và trách nhiệm.
Nhà phân tích kết luận: “Mọi thứ đều cho thấy ông ấy là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa”.
Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã tới thăm Ukraine và có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Andrii Sybiha, trong đó hai bên nhất trí khởi động khuôn khổ đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao hai nước.
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.
Nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ đối với lịch sử và văn hóa, vừa qua, Bộ Du lịch Ai Cập đã hợp tác với Tập đoàn công nghệ Meta của Mỹ ứng dụng công nghệ thực tế ảo (AR) vào các trải nghiệm tương tác hiện vật theo cách đầy lôi cuốn và thú vị.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Rio de Janeiro, Bộ trưởng Phát triển Xã hội Brazil đã công bố kế hoạch thành lập “Liên minh chống đói nghèo toàn cầu”, với 41 thành viên ban đầu cam kết đưa 500 triệu người thoát nghèo vào năm 2030.
Phi hành đoàn tàu Thần Châu-19 đã mở cửa hầm của tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-8 và bắt đầu chuyển vật tư cùng thiết bị lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc trên quỹ đạo vào ngày 16/11.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine cần thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới thông qua biện pháp ngoại giao.
0