Từ 1/7, những lao động nào sẽ được tăng lương hai lần?

Nhiều người lao động sẽ được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng từ 410.000 đồng đến 550.000 đồng nếu dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu được thông qua.

Lương tối thiểu vùng có thể được tăng thêm từ 200-280 nghìn đồng/tháng

Theo khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng, mức lương tối thiểu vùng của người lao động dự kiến sẽ tăng từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương với mức tăng thêm 6% so với hiện hành.

Bộ LĐTB&XH vừa đề xuất dự thảo Nghị định điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng.

Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng theo đề xuất tại dự thảo nêu trên kéo theo mức lương tối thiểu vùng  áp dụng với người lao động cũng tăng theo. Tuy nhiên, với những người lao động lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì còn dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được đề cập đến tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP với mức thấp nhất ở vùng I là 3,25 triệu đồng/tháng và mức cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng. Do đó, Bộ LĐTB&XH đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh các mức lương như sau:

Mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:

Vùng I là: 4.960.000 đồng/tháng;

Vùng II là: 4.410.000 đồng/tháng;

Vùng III là: 3.860.000 đồng/tháng;

Vùng IV là: 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu theo giờ cũng được điều chỉnh tăng theo 4 vùng:

Vùng I là: 23.800 đồng/giờ;

Vùng II là: 21.200 đồng/giờ;

Vùng III là: 18.600 đồng/giờ;

Vùng IV là: 16.600 đồng/giờ.

Như vậy, có thể thấy mức lương tối thiểu (theo tháng hoặc theo giờ) đều tăng so với mức lương tối thiểu giờ hiện nay. Và mức tăng dự kiến dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng hoặc 1.000 - 1.300 đồng/giờ, cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Mức lương tối thiểu vùng mới chính thức được áp dụng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động. Ảnh: Quochoi

Tăng lương thêm nếu thông qua việc chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng

Theo Bộ LĐTB&XH, việc điều chỉnh vùng của các địa phương nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lân cận, do các địa bàn có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.

Cùng với việc đề xuất tăng lương tối thiểu, Bộ LĐTB&XH điều chỉnh địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND cấp tỉnh. Cụ thể:

- Điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, TP Uông Bí, TP Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

- Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: TP Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; TP Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

- Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Việc điều chỉnh vùng của các địa phương đồng nghĩa với từ ngày 1/7/2024 sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng. Cụ thể, người lao động vùng IV chuyển sang vùng III được tăng lương 410.000 đồng; người lao động vùng III chuyển sang vùng II được tăng lương 550.000 đồng; người lao động vùng II chuyển sang vùng I được tăng lương 550.000 đồng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên họp với các đơn vị liên quan về việc thúc đẩy tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai -Vĩnh Yên.

Trong tháng 4, nhiều chính sách mới có hiệu lực liên quan đến quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước; chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Việc sắp xếp, cắm biển báo giao thông ở TP. Hà Nội đang tồn tại một số bất cập khiến người đi đường gặp khó khăn trong quan sát.

Đợt không khí lạnh mới tràn về khiến thời tiết Hà Nội ngày 29/3 trở rét, ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ; nhiệt độ giảm vào từ cuối tuần này.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối phó với sự lan tràn bạo lực mạng, việc trang bị các kiến thức phòng, chống bạo lực mạng là một yêu cầu cấp thiết.

Ảnh hưởng của trận động đất mạnh hơn 7 độ ở Myanmar khiến nhiều toà nhà ở TP. HCM rung lắc, người dân sống và làm việc tại một số tòa nhà cao tầng đã tháo chạy xuống mặt đất.