Từ 14/10 sẽ cưỡng chế GPMB dự án đường Nguyễn Tuân
Dự kiến, ngày 14 -15/10 tới, địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng.
Gia đình ông Đặng Trần Thắng chuyển đến sinh sống tại ngôi nhà 3 tầng, với diện tích hơn 22m2, từ năm 1992 Mặc dù đã được thông báo thuộc diện giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân từ lâu, thế nhưng, đến nay gia đình ông vẫn chưa đồng ý di dời do chưa chấp thuận về đơn giá đền bù.
Ông Đặng Trần Thắng (số nhà 27 đường Nguyễn Tuân) cho biết: “Tổng số tiền tôi được đền bù là hơn 500 triệu, mà mua nhà tái định cư mất 1,4 tỷ, nghĩa là còn phải bù hơn 800 triệu. Chủ trương của nhà nước mở đường thì dân chúng tôi, bản thân tôi rất là ủng hộ thôi, nhưng tiền đền bù và tiền cho người ta có nơi ăn chốn ở cũng phải xứng đáng".
Cùng với gia đình ông Thắng, theo quyết định thực hiện cưỡng chế của UBND quận Thanh Xuân, có 88 trường hợp cần giải phóng mặt bằng với tổng diện tích thu hồi gần 2500m2.
Bà Nguyễn Thị Tươi (số nhà 134c đường Nguyễn Tuân) cho biết: “Chúng tôi không đòi hỏi phải bồi thường theo giá thị trường, nhưng phải bố trí tái định cư cho gia đình chúng tôi, để các thế hệ còn có chỗ ăn học, an sinh xã hội".
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, thống kê sơ bộ toàn dự án có 11 tổ chức và 160 hộ gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất thu hồi khoảng hơn 14.300m2. Trong đó, có 88 trường hợp thuộc quyết định cưỡng chế sắp tới. Đến nay, đã có 37 hộ chấp thuận bàn giao mặt bằng. Vướng mắc lớn nhất là đơn giá đền bù đối với các hộ dân có nguồn gốc đất là đất nông nghiệp, đất lưu không.
Ông Bùi Đức Hùng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, cho biết: “Cái khó khăn nhất đối với dự án này là đơn giá đền bù chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một số trường hợp chỉ sử dụng đất có nguồn gốc là đất lưu không, đất nông nghiệp, đất giao thông,… Đối với trường hợp này, theo quy định của Nhà nước, không được đền bù về đất. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho người dân, UBND có đề xuất lên thành phố, đối với trường hợp sử dụng đất như vậy, trong trường hợp người dân sử dụng đất chuyển đổi trước năm 1993 thì được hỗ trợ 30% theo giá đất ở, còn đối với trường hợp từ năm 19993 – 2004, hỗ trợ 20%”.
Theo quyết định, dự kiến thời gian cưỡng chế thu hồi đất là hai ngày 14-5/10. Từ nay đến ngày đó, quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng. Sau khi có mặt bằng sẽ tiến hành thi công mở rộng đường trong khoảng 2 năm.
Với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân. Tuyến đường sẽ có mặt cắt ngang 21m, gồm phần lòng đường rộng 15m và 2 bên vỉa hè rộng 3m.
Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².
Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.
Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.
Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
0