Tủ sách gia đình - Kết nối yếu thuơng

Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.

Đọc sách không những giúp trẻ em phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo mà còn giúp trẻ biết yêu thương và chia sẻ, giúp trẻ nhận biết thế giới và phát triển, hình thành nhân cách. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em. Nguyễn Nhã Linh được bố mẹ hướng dẫn đọc sách từ nhỏ, và sách đã trở thành người bạn thân thiết của mọi thành viên trong gia đình Linh.

Em Nguyễn Nhã Linh (Mai Dịch, Cầu Giấy) chia sẻ: "Con thích đọc sách vì sách mang lại cho con nhiều kiến thức bổ ích, và có nhiều cuốn sách rất hay ạ. Bố mẹ cùng đọc sách với con và chơi với con rất nhiều trò chơi nhất là ở cuốn sách Maxiquid ạ".

Anh Nguyễn Bảo Tuấn (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho rằng văn hoá đọc cần phải được lan toả và việc lan toả này sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Đọc sách là giá trị mang tính cộng hưởng.

Lần đầu tiên, cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” được thành phố Hà Nội tổ chức nhằm lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam, khơi dậy tình yêu đối với sách, khẳng định tầm quan trọng và giá trị của sách trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc. Đã có 74 gia đình tiêu biểu của 22 quận, huyện, thị xã gửi video clip tham gia cuộc thi cấp thành phố.

Nhiều video clip của các gia đình đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem, với sự đầu tư công phu cả về hình thức, nội dung, lựa chọn được những cuốn sách hay, ý nghĩa cùng lối trình diễn cuốn hút, kết hợp hài hòa giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình cùng âm nhạc, hình ảnh sắc nét.

Qua cuộc thi, có thể thấy rằng, để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em, mỗi gia đình cần xây dựng một tủ sách gia đình. Đây sẽ là cơ sở để ông bà, cha mẹ hướng dẫn cho con em đọc sách từ khi còn nhỏ. Đồng thời xây dựng và hình thành thói quen đọc sách cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình để văn hóa đọc luôn giữ một vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.