Từ sân bay dã chiến đến cảng hàng không trọng điểm

Trước năm 1954, quân đội Pháp đã xây dựng sân bay Mường Thanh, nay gọi là sân bay Điện Biên, nhằm tăng viện quân lương, vũ khí cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau Chiến thắng của quân ta năm 1954, sân bay Điện Biên được quân đội Việt Nam tiếp quản. Cho đến nay, đây vẫn là một công trình an ninh quốc phòng trọng điểm quốc gia, trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác tàu bay cỡ lớn.

Ông Phạm Công Am, nguyên cán bộ sân bay Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) cho biết, ông từ Quân chủng Không quân 371 lên công tác tại sân bay Điện Biên Phủ, lúc đó gọi là sân bay Điện Biên Phủ, ngày nay là Cảng hàng không Điện Biên. Sau chiến tranh chống Pháp "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu",  thời điểm đó đất nước ta lại tiếp tục bước vào thời kỳ chống Mỹ, thì các tấm ghi sắt lát sân bay cũng đã bị bóc lên từng chỗ, sân bay Điện Biên Phủ lúc đó rất hoang sơ.

Năm 1973, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Cảng hàng không Điện Biên Phủ được khôi phục. Tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng Sân bay Điện Biên. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.550 tỷ đồng, đảm bảo tiếp nhận các loại tàu bay thế hệ mới A320, A321 hoặc tương đương.

Trước năm 1954, quân đội Pháp xây dựng sân bay Mường Thanh, nay gọi là sân bay Điện Biên, nhằm tăng viện quân lương, vũ khí cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ông Trần Văn Hồng, Phó Giám đốc Cảng hàng không Điện Biên (tỉnh Điện Biên), cho biết từ khi khai thác trở lại, Cảng hàng không Điện Biên đã đón lượng khách tăng đột biến so với trước đây. Số lượng hành khách đến và đi tại sân bay trong một ngày trung bình là trên 1.000 hành khách, với số lượng chuyến bay từ 6 đến 10 lượt chuyến bay/ngày.

Sau 70 năm, từ một sân bay lạc hậu mà đến nay đã là một sân bay hiện đại, có đường bay rộng dài mênh mông, đón nhiều loại máy bay của các hãng hàng không lớn. Tôi rất là tin tưởng sẽ có chuyến bay lớn của quốc tế đến cảng hàng không Điện Biên để đưa khách quốc tế đến thăm Điện Biên, ông Phạm Công Am cho hay.

Từ một sân bay lạc hậu, đến nay Sân bay Điện Biên đã được cải tạo hiện đại, có đường bay rộng dài mênh mông, đón nhiều loại máy bay của các hãng hàng không lớn.

Đối với một tỉnh nghèo, miền núi, sân bay Điện Biên được xem là công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn về quốc phòng - an ninh, tạo đột phá về hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng. Mục tiêu đón 2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025 của tỉnh Điện Biên hoàn toàn có thể thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

UBND TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức “Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024”.

Sáng 17/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Tổng kết, trao giải cuộc thi vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay.

Tại khu Tượng đài Thanh niên xung phong chống Mỹ thuộc thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam đã tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn (1959 - 2024).

Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng, quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác sản xuất trong nông nghiệp trong chiều 17/5.

Nhà giáo là ngành nghề được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Đây là những điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo và xin ý kiến.