Từ truyền thanh đến Đài phát thanh và truyền hình
Sau một thời gian chuẩn bị, cuối quý II năm 1977, được Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam giúp đỡ, Đài Truyền thanh Hà Nội được trang bị kỹ thuật truyền dẫn phát thanh để truyền tín hiệu từ 47 Hàng Dầu đến Đài Phát sóng Mễ Trì.
Tháng 10/1977, đúng dịp kỷ niệm lần thứ 23 Ngày Giải phóng Thủ đô và ngày thành lập Đài, chương trình phát thanh của Đài Hà Nội được phát trên sóng AM (qua Đài Phát sóng Quốc gia Mễ Trì). Từ đây, tiếng nói của Đài Hà Nội không chỉ có ở Hà Nội mà đã được phủ sóng tới các tỉnh miền Bắc và một phần miền Trung nước ta. Đến ngày 10/10/1989, Đài đã chính thức phát sóng FM máy phát công suất 100W đặt tại 47 Hàng Dầu.
Ngày 06/01/1978, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 61/QĐTC về tổ chức bộ máy của Đài. Theo quyết định này, Đài Truyền thanh Hà Nội được đổi tên thành Đài Phát thanh Hà Nội. Quyết định này cũng cho phép Đài thành lập tổ biên tập truyền hình chuẩn bị cho ra đời chương trình truyền hình Hà Nội trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Ngày 01/01/1979, vào 14h, trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên đã ra mắt khán giả Thủ đô, với một hình hiệu mới và nhạc hiệu “Người Hà Nội” quen thuộc xuất hiện trên màn ảnh nhỏ. Chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô đã mang tới niềm hứng khởi, niềm tin vào sự khởi đầu và phát triển của Truyền hình Hà Nội.
10 năm đầu của Truyền hình Hà Nội (1979-1989) là thời kỳ vừa đào tạo đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vừa thử nghiệm biên tập và sản xuất chương trình phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Ngày 25/8/1989, UBND thành phố ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Hà Nội thành Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, chính thức ghi nhận Đài là tờ báo nói và báo hình của thành phố.
Ngày 14/7/1990, Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp giấy phép cho Đài Hà Nội phát chương trình truyền hình Hà Nội buổi sáng. Tờ báo hình của Hà Nội đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống báo chí cả nước.
Mùa hè năm 1990, Đài được phép mở chương trình truyền hình đặc biệt vào buổi sáng, phục vụ người hâm mộ bóng đá theo dõi Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 1990 – Italia. Chương trình này đã được nhân dân nhiệt tình đón nhận.
Ngay sau khi Giải World Cup 1990 kết thúc, vào tháng 7/1990, Bộ Văn hóa Thông tin đã cấp phép cho Đài Hà Nội phát chương trình truyền hình buổi sáng.
Đứng trước yêu cầu cần có trụ sở mới để phục vụ sản xuất các chương trình phát thanh – truyền hình, được sự phê duyệt của UBND thành phố, năm 1991, công trình xây dựng trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được khởi công tại số 3-5 phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.
Ngày 19/5/1994, Trung tâm kỹ thuật được chuyển từ 47 Hàng Dầu xuống trụ sở Đài mới, ở số 3-5 phố Huỳnh Thúc Kháng để sản xuất chương trình tại đây.
Ngày 10/10/1994, kỷ niệm lần thứ 40 Ngày Giải phóng Thủ đô và Đài đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Nhà nước trao tặng, cũng là ngày trụ sở Đài, Trung tâm Kỹ thuật Sản xuất và Truyền dẫn Phát sóng Chương trình Phát thanh - Truyền hình của Đài chính thức khánh thành.
Với nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp, Trung tâm sản xuất chương trình Đài Hà Nội trở thành một trong những đơn vị hiếm hoi có trang thiết bị hiện đại nhất cả nước thời bấy giờ.
Từ khi làm chủ kỹ thuật sản xuất chương trình và độc lập phát sóng kênh riêng (10/1994), đồng thời từng bước đổi mới và trang bị thêm thiết bị kỹ thuật, các chương trình phát thanh và truyền hình của Đài Hà Nội liên tục mở rộng nội dung và gia tăng thời lượng.
Vào dịp kỷ niệm 44 năm ngày thành lập 14/10/1998, chương trình truyền hình Hà Nội được phát liên tục từ 5 giờ 30 đến 24 giờ, nâng thời lượng phát sóng lên 18 giờ 30 phút mỗi ngày. Các bản tin thời sự, nhiều chuyên mục, chương trình giải trí tạo nét riêng biệt, đậm chất Hà Nội đã ra đời, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả Thủ đô và các tỉnh lân cận. Rất nhiều nội dung chương trình được khán giả mong đợi từng ngày để theo dõi.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
0