Tư vấn hướng nghiệp học sinh khối 9 ở Hà Nội

Ngày 26/11, Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình) tổ chức tư vấn hướng nghiệp 'Bí kíp luyện rồng' nhằm định hướng tương lai cho học sinh khối 9.

Trường THPT Hoàng Long tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh cho học sinh khối 9 Trường THCS Thăng Long.

Cô Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng THCS Thăng Long cho biết, lớp 9 là khoảng thời gian học sinh đối mặt với nhiều thử thách, đứng trước ngưỡng cửa quan trọng nhất của cuộc đời, không biết lựa chọn môi trường mới nào phù hợp với bản thân. Hiểu được tâm tư đó, nhà trường đã tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp “Bí kíp luyện rồng” với mô hình tour trải nghiệm đầy hấp dẫn và thú vị cho học sinh khối 9.

Chương trình bao gồm 2 phần chính: tour phòng và tour booth. Với tour phòng, mỗi lớp được giao lưu với các speakers của hai nhóm Định hướng và Học tập. Các speakers sẽ giải đáp những thắc mắc về kinh nghiệm thi cử và hỗ trợ học sinh trong định hướng mục tiêu. Còn tour booth, học sinh được tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về một số trường như: THPT chuyên, công lập, dân lập hoặc dạy nghề.

Từ đó, giúp học sinh định hướng rõ ràng đích đến, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn ôn tập, chuẩn bị đầy đủ hành trang kiến thức, tâm lý để tự tin bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023.

“Đây là lần thứ 5 mà Trường THCS Thăng Long tổ chức chương trình Bí kíp luyện rồng. Chương trình tổ chức lần đầu tiên năm 2019 và nhận được sự ủng hộ, quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của các bậc phụ huynh, các thầy, cô giáo trong nhà trường và học sinh lớp 9.

Lấy cảm hứng từ chính tên của ngôi trường Thăng Long, “Bí kíp luyện rồng” gợi lên niềm tự hào của các thế hệ cựu học sinh - những “chú rồng” đã và đang trưởng thành dưới mái trường này. Các “bí kíp” của rồng sẽ tôi luyện sự cứng cáp và bản lĩnh sẵn sàng đương đầu với những thử thách cho học sinh trong trường”, cô Nguyễn Thanh Hà chia sẻ.

Tại chương trình, các em học sinh khối 9 được nghe nhiều cựu học sinh Trường THCS Thăng Long giới thiệu về kinh nghiệm chinh phục các trường cấp 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.