Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn coi trọng xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo đã tập hợp đoàn kết dưới lá cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, tạo nên một sự kiện vĩ đại, làm nên Cách mạng Tháng Tám lịch sử, giành độc lập dân tộc và tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là đường lối chiến lược của Đảng ta, một bài học lớn của cách mạng Việt Nam, tạo động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới, góp phần đem lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước.
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc là hoạt động thường niên được tổ chức tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, là nơi hội tụ các giá trị văn hóa tiêu biểu của 54 dân tộc anh em, biểu dương các tấm gương sáng của đồng bào các dân tộc trong cả nước, tôn vinh các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Tuần lễ Đại Đoàn kết giới thiệu các nét về đẹp văn hóa truyền thống, lan tỏa giá trị nhân văn tinh thần tương thân, tương ái, tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc là hoạt động mở đầu trong khuôn khổ Tuần lễ diễn ra sự kiện, tái hiện không gian chợ phiên khu vực miền núi phía Bắc; trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công truyền thống; gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong bảo tồn, phát huy văn hóa cổ truyền của đồng bào…
Với chủ đề "Khát vọng Việt Nam", chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc nhấn mạnh vào hai nội dung: Đại đoàn kết toàn dân tộc và Tôn vinh di sản văn hóa.
Toàn bộ chương trình diễn ra trên sân khấu nổi, được thiết kế theo hình chiếc quạt - hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, với tất cả các nan quạt chụm về một hướng tượng trưng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trên tổng thể sân khấu lớn còn có 4 sân khấu nhỏ để 200 diễn viên chuyên nghiệp và 170 nghệ nhân tham gia đồng diễn (sân khấu đảo lớn, sân khấu mặt nước, sân khấu đường pist trước khu vực khán giả, sân khấu cầu xi măng). Phần trình diễn trang phục truyền thống sẽ được lồng ghép vào tổng thể chương trình nghệ thuật.
Tham gia liên hoan có 22 dân tộc với gần 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Đặc biệt sẽ có màn trình diễn trang phục dân tộc mặc hằng ngày và các dịp đặc biệt như đám cưới, lễ, Tết.
Ban tổ chức đã lựa chọn tái hiện không gian chợ phiên của một địa phương miền núi phía Bắc gắn với hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, thưởng thức ẩm thực truyền thống, sinh hoạt, giao lưu văn hóa tại chợ phiên. Cùng với đó, nhiều hoạt động đặc sắc của cộng đồng các dân tộc được tái hiện như: Lễ kết nghĩa mẹ con của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk; Giới thiệu nghệ thuật Bài chòi và Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên; Giới thiệu sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang; Tái hiện nghi lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai tỉnh Gai Lai; Hoạt động của các cộng đồng thường xuyên; Ngày hội văn hóa các dân tộc các vùng miền Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và các hoạt động trải nghiệm của du khách…
Tại Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2022, Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ nhất, năm 2022 diễn ra từ ngày 18 - 20/11 với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.
Theo Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Hải Nhung, Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là dịp giới thiệu, quảng bá các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch. Đây cũng là hoạt động nhằm khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ diễn ra từ ngày 18 - 23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Sự kiện là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
0