Tuần đầu tiên bán vàng bình ổn, giá liên tục giảm
4 ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện bán vàng tại 20 điểm giao dịch ở Hà Nội và TP HCM. SJC thực hiện cả giao dịch mua - bán tại 21 cửa hàng ở 11 địa phương. Theo Ngân hàng Vietcombank, tính đến đầu phiên giao dịch thứ 6 (7/6), Ngân hàng này đã phục vụ hơn 1.500 khách hàng, với số lượng vàng đã bán trên 10.000 lượng.
Tình trạng người dân xếp hàng dài vẫn xảy ra tại hầu hết các điểm bán. Ngân hàng nhà nước ngày hôm qua khẳng định có đủ nguồn vàng cho nhu cầu chính đáng và hợp pháp, thông tin thiếu vàng là thất thiệt.
Các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt khẳng định bán vàng để bình ổn giá thị trường, không đặt mục tiêu lợi nhuận. Thế nhưng giới phân tích lại cho rằng mức chênh một triệu đồng/lượng so với giá của Ngân hàng Nhà nước bán cho các ngân hàng thương mại hiện vẫn còn cao.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, nhận định: ''Tôi nghĩ là khoảng chênh một triệu là quá lớn. Trước đây khi thị trường chưa biến động nhiều thì lãi một triệu đồng/lượng tại các doanh nghiệp bán vàng là quá lớn. Nếu ngân hàng chỉ là công cụ bán vàng của Ngân hàng Nhà nước để bình ổn thì không nên để mức lợi nhuận lớn như vậy và người dân vẫn thiệt. Tôi cho rằng nếu tính mọi loại chi phí thì mức chênh 300.000 – 500.000 đồng là quá tốt rồi".
Bà Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết: ''Chênh thêm một triệu đồng tôi cho rằng cũng cần phải xem xét các chi phí đã bỏ ra''.
Hiện, mức chênh giữa giá vàng trong nước và quốc tế đã thu hẹp, tuy nhiên nhiều chuyên gia dự báo giá vàng vẫn còn dư địa để tiếp tục giảm.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho hay: ''Chúng ta vẫn còn dư địa để giảm giá vàng, hiện giá vàng đang chênh với giá thế giới 7-8 triệu. Theo quan điểm của tôi chênh 3-5 triệu là hợp lý, thành ra chúng ta vẫn còn 3-5 triệu đồng là room để giảm giá vàng nữa. Do đó, cần 2 yếu tố là giảm giá và lượng vàng phải đủ để bán cho người dân''.
Các chuyên gia kinh tế cũng lưu ý giá vàng trong nước thời gian tới biến động tăng hay giảm, hay giảm sâu hơn, không những chịu tác động của những chính sách của Ngân hàng Nhà nước mà còn “chờ” diễn biến của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp trước mắt, còn về lâu dài nên trả vàng cho thị trường quyết định giá. Việc sửa đổi Nghị định 24 cũng như bỏ độc quyền vàng miếng SJC cần được tính đến.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.
Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.
Vàng nhẫn trơn trước đây thường được mua để làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy tài sản và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay. Trước biến động lớn của mặt hàng này, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro.
Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.
Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
0