Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2022

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022”.

 

Online Friday 2022 sẽ diễn ra từ 0h00 ngày thứ Sáu (2/12) đến 12h00 ngày 4/12 diễn ra trên môi trường trực tuyến. (https://onlinefriday.vn/)

Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 28/11 đến 04/12/2022. Đây là lễ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam.

60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022 sẽ diễn ra từ 0 giờ thứ Sáu ngày 02/12/2022 đến 12 giờ ngày 04/12/2022. Chương trình diễn ra trên môi trường trực tuyến (https://onlinefriday.vn/) với các ưu đãi giảm giá, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tạo lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trên cả nước.

Điểm nhấn tại Tuần lễ TMĐT quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday năm nay, Bộ Công Thương (Trung tâm Tin học và Công nghệ số) sẽ kết hợp với nền tảng TikTok giới thiệu hashtag #OnlineFriday2022 ngay trên nền tảng với 60 triệu lượt xem, khuyến khích người dùng thực hiện video chia sẻ các kinh nghiệm mua sắm hữu ích, giới thiệu các sản phẩm chất lượng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn… đến với hàng triệu người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ phối hợp cùng ACCESSTRADE - một trong những nền tảng tiếp thị liên kết quy mô và uy tín nhất Việt Nam để chia sẻ và hỗ trợ những giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả với công nghệ nhằm tăng trưởng doanh thu hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ chủ trì, phối hợp với các Hiệp hội, ngành hàng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, thương nhân, các đơn vị liên quan tổ chức, triển khai các hoạt động về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cũng các Ngân hàng và các tổ chức thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử; miễn giảm phí sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến; các hội thảo tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt…

Bước sang năm thứ 9, Ngày mua sắm trực tuyến 2022 với những kế hoạch và đổi mới táo bạo sẽ mang tới cho người dân và doanh nghiệp trải nghiệm nhiều sự lựa chọn, nhiều lợi ích hơn, xứng tầm là sự kiện quy mô toàn quốc về thương mại điện tử lớn nhất trong năm cho đông đảo DN và người tiêu dùng. Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn được các DN đang lên chiến dịch triển khai sôi động cho Ngày mua sắm trực tuyến 2022, không chỉ các DN lớn trong ngành bán lẻ mà nhiều DN nhỏ cũng thi nhau tung ra hàng loạt ưu đãi “khủng”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ họp sáng nay (20/5), trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tích cực triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Dự kiến trong tuần này, nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức hai phiên đấu thầu vàng vào ngày 21/5 và 23/5.

Từ đầu năm đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này đang là một cản trở đối với du lịch nội địa khi người dân có xu hướng tìm đến các điểm du lịch quốc tế thay vì đi du lịch trong nước.

Tại phiên khai mạc Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.