Tuần phim tôn vinh người lính

Điện ảnh Quân đội nhân dân, Tổng cục Chính trị tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 79 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và 34 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thời gian diễn ra Tuần phim từ ngày 17 – 20/12/2023 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân.

Các tác phẩm điện ảnh trình chiếu trong Tuần phim hướng tới đề tài trung tâm là chiến tranh cách mạng và hậu chiến.

Trong các cuộc kháng chiến, họ đã dành cả tuổi thanh xuân để chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Khi hòa bình, họ lại cùng chung tay xây dựng đất nước, xoa dịu nỗi đau chiến tranh, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.

Tuần phim kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp này, Điện ảnh Quân đội nhân dân cũng tổ chức Tuần chiếu phim miễn phí từ ngày 17 đến 20/12, tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân (17 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Các bộ phim cũng nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay.

Các tác phẩm điện ảnh trình chiếu trong Tuần phim hướng tới đề tài trung tâm là chiến tranh cách mạng và hậu chiến.

Phim điện ảnh “Sao xanh nơi biển sóng” sẽ khai mạc tuần phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân. Những bộ phim về đề tài người lính biên phòng đã được khai thác khá nhiều, không còn xa lạ với khán giả yêu điện ảnh.

Tuy nhiên, trên màn ảnh Việt, Bộ đội Biên phòng thường được đặt trong bối cảnh đất trời biên giới, với nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc.

Lần đầu tiên, một câu chuyện trinh thám, phá án về đường dây buôn bán ma túy trái phép trên tuyến biên phòng biển được kể lại qua phim truyện nhựa.

Đó là tác phẩm “Sao xanh nơi biển sóng” do Đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng thực hiện. Những pha hành động kịch tính giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng và các đối tượng buôn bán trái phép chất ma túy được thể hiện một cách chân thực.

Khán giả được thưởng thức các tác phẩm do Điện ảnh Quân đội nhân dân và các hãng phim trong nước sản xuất

Nhiều gương mặt quen thuộc của điện ảnh Việt cũng góp mặt trong phim như: NSƯT Minh Phương, NSƯT Hồ Phong, Đặng Minh Cúc, Hoàng Ngọc Hải, Huyền Trang…

Trong khuôn khổ Tuần phim, khán giả được thưởng thức các tác phẩm do Điện ảnh Quân đội nhân dân và các hãng phim trong nước sản xuất như: Phim tài liệu “Thanh âm đại ngàn”; phim truyện “Đường thư”; phim tài liệu “O Chẩm”; phim truyện “Đất lành”; phim tài liệu “Thép trong lòng biển sâu”; phim truyện “Tiểu đội hoa hồng”.

Đây đều là các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng và hậu chiến, với hình tượng chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.

Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.