Tuần tới, Quốc hội thảo luận Luật Quy hoạch Thủ đô

Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua nhiều nội dung, các dự luật, dự thảo nghị quyết quan trọng, trong đó có Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Sáng mai (17/6), Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội tiếp tục làm việc đợt hai, dự kiến kéo dài từ ngày 17/6 đến ngày 28/6.

Tuần làm việc đầu tiên đợt hai (từ ngày 17/6 đến 21/6), Quốc hội sẽ thảo luận về Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Địa chất và Khoáng sản, Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Luật Phòng không nhân dân, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) và nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tuần làm việc đầu tiên đợt hai (từ ngày 17/6 đến 21/6), Quốc hội sẽ thảo luận về các dự án luật.

Trong tuần làm việc thứ hai (từ 24/6 đến 28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các dự luật Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Thủ đô (sửa đổi); biểu quyết thông qua dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi.

Dự kiến phiên bế mạc sẽ diễn ra vào sáng 28/6. Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, biểu quyết thông qua nghị quyết Kỳ họp thứ 7.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.