Tục kết chạ, giữ một nếp xưa

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tục kết chạ (hay còn gọi là nghĩa anh em) giữa các làng cổ vẫn được người dân nhiều huyện ngoại thành Hà Nội gìn giữ, phát huy như một nét đẹp văn hoá.

Kết chạ nghĩa là làng nọ kết nghĩa với với làng kia, để rồi cùng giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Không rõ tục kết chạ có từ bao giờ và giờ đây dù nhiều “làng” đã lên “phố”, nhưng mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Hà Nội lại được tham gia vào lễ hội kết nghĩa giữa các làng quê, để hiểu hơn về nét đẹp, văn hoá ứng xử của cha ông xưa.

Từ sáng sớm, 200 bô lão làng Châu Lỗ (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã khăn áo chỉnh tề với đầy đủ cờ hoa, chấp kích có mặt tại Làng Kim Thượng (xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Đã 430 năm na, kể từ ngày 2 làng (một của Hà Nội và một của Bắc Giang) kết nghĩa anh em. Và lần nào cũng vậy, hai bên gặp nhau và đều bắt đầu bằng câu nói “dạ, lạy anh!”.

Tục kết chạ - giữ một nếp xưa

Nét đặc biệt chung của các làng kết chạ là hai bên đều khiêm nhường, tôn kính nhau, đa số đều tự nhận mình là e­­m, tôn bên kia là anh. Vì coi nhau là anh em, nên nhiều nơi trai gái giữa hai làng kết nghĩa không được kết hôn với nhau. Họ cùng quy ước không gây bất hoà, đối xử với nhau thân tình, giúp đỡ nhau trong sản xuất, lao động và cuộc sống.

Ông Hà Viết Sử, thôn Châu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chia sẻ, chúng tôi luôn luôn ghi nhớ là khi chúng tôi xây dựng con mương Kim - Lỗ, bên anh đã ngày đêm sang giúp chúng tôi. Khi chúng tôi trùng tu lại Đình làng, Kim Lũ là nơi có nghề truyền thống đã sang giúp chúng tôi việc đó.

Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, tục kết chạ rất phổ biến, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà có tới 30-50 làng có tục kết nghĩa, còn ở Đông Anh có tới 70 làng có tục lệ kết chạ. Nhận nhau làm anh em, các làng quan hệ với nhau bằng những quy ước hết sức độc đáo. Trong đó, dân làng hai bên phải coi nhau như anh em ruột, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh “sinh tử bất ly, hoạn nạn tương cứu”.

Hai làng phải coi nhau như anh em ruột, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh “sinh tử bất ly, hoạn nạn tương cứu”

Ông Hà Viết Lạng, thôn Châu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi hai dân làng làm lễ kết nghĩa có ra 5 điều quy ước. Và từ đó đến nay, hai dân đều thực hiện rất nghiêm túc vậy nên mới giữ được tình cảm thiêng liêng cho đến bây giờ.

Ông Nguyễn Xuân Nghị, Phó Chủ Tịch UBND xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn chia sẻ, lễ kết chạ đối với nhân dân Việt Nam nói chung, giữa hai dân Kim Lũ và Châu Lỗ nói riêng là một nét đẹp văn hoá truyền thống có một không hai, đã giữ gìn bản sắc dân tộc rất lâu đời.

Tục kết chạ thể hiện một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của cha ông xưa. Không chỉ mang giá trị tinh thần, mà nếu biết cách khai thác, kết chạ có thể trở thành nguồn lực văn hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các làng có mối quan hệ kết nghĩa anh em. Xã hội có nhiều đổi thay, nhiều làng dù đã lên phố nhưng người dân vẫn có ý thức lưu giữ nét đẹp xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.