Túi ni lông: Từ thói quen thành thảm họa môi trường
Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia ở top đầu có lượng rác thải nhựa ra biển lớn nhất thế giới, với khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn mỗi năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.
Với tính tiện dụng, cứng cáp, bền nhẹ và rẻ, túi ni lông vẫn đang được nhiều người dân, đặc biệt là các tiểu thương sử dụng phổ biến trong mọi hoạt động mua bán và khó có thể bỏ. Một lần đi chợ, tính trung bình mỗi người sử dụng ba đến năm túi ni lông dùng một lần. Sau khi dùng xong, chỉ mất vài giây để vứt chúng vào thùng rác, nhưng phải mất từ 400 đến 1000 năm để phân hủy. Còn nếu đốt, theo GS. TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường Việt Nam, chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan, là chất gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cho biết, nếu không có những giải pháp kịp thời, rác thải nhựa sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng làm tổn hại tới sức khoẻ con người.
"Túi ni lông hay chai nhựa đã len lỏi và là thói quen khó bỏ của người dân, đặc biệt là các bà, các mẹ. Điều này vô tình tiếp tay cho quá trình phân huỷ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chính vì vậy, để giảm thiểu trước tiên phải xuất phát từ ý thức của người dân, những rác thải giấy hay nhựa có thể áp dụng thu gom riêng để tái chế ra những sản phẩm khác nhau có tính tiện dụng cho đời sống hàng ngày", theo Bà Dương Thị Tơ, Hiệp hội bảo vệ môi trường Việt Nam.
Rác thải sẽ không còn là rác thải, nó sẽ trở thành tài nguyên nếu được đặt đúng chỗ. Vỏ chai nhựa, túi ni lông, nếu bỏ đi sẽ trở thành rác thải. Với hàng trăm ngàn hệ luỵ cho môi trường nhưng nếu con người có đủ nhận thức và biết sử dụng chai nhựa, túi ni lông đúng cách, đúng chỗ thì lộ trình xoá bỏ ô nhiễm, chắc chắn sẽ thực hiện được trong một tương lai không xa.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
0