Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91 về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

Tại kết luận này, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm coi giáo dục và đào tạo là "quốc sách hàng đầu", sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước.

Đồng thời, cần thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Chính trị chỉ đạo khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới.

"Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn. Trong đó, cần sớm xây dựng luật về nhà giáo, luật về học tập suốt đời, chiến lược phát triển giáo dục và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta".

Bộ Chính trị cũng yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tập trung đầu tư hiện đại hoá giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh chuyển đổi trong giáo dục và đào tạo. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn.

Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp tập trung từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

"Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà Nước như Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách Nhà Nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế".

Kết luận cũng nêu rằng: "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học."

Bộ Chính trị chỉ đạo khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới. Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Ngoài ra, việc thu hút các cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới mở phân hiệu tại Việt Nam cũng là điểm đáng lưu ý. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà Nước, nhất là đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ và chuyên gia các ngành kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn; tăng cường đưa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xét tuyển sớm là hình thức tuyển sinh phổ biến, tuy nhiên, việc công bố kết quả sớm trước thời điểm kết thúc năm học được cho là khiến học sinh lơ là, chủ quan, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phổ thông. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất các cơ sở giáo dục đại học không công bố kết quả xét tuyển sớm trước ngày 31/5.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân (APEC) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 với mục tiêu: "Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên".

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố vừa khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại huyện Phú Xuyên và cho biết, có gần 85% trường học công lập trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia.

Năm học 2023 - 2024 và học kỳ I của năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong công tác đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu.

Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổng kết và trao giải kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024 - 2025.

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.