Từng bước gỡ vướng đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Tình trạng thiếu vật tư y tế vẫn đang diễn ra tại một số bệnh viện. Để tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24.

Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vật tư y tế vẫn đang diễn ra tại một số bệnh viện.

Ông Hoàng Cương – Trưởng phòng chính sách, Cục quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch đầu tư, cho biết đã hoàn thiện các thông tư hướng dẫn thi hành luật để chuẩn bị ban hành. Luật Đấu thầu sửa đổi 2023 đã bổ sung hàng loạt nội dung liên quan đến việc đấu thầu của  ngành Y tế và dành riêng chương 5 cho việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Ông Hoàng Cương - Trưởng phòng chính sách, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ảnh: Vietnam+

"Luật đấu thầu sửa đổi lần này phân cấp mạnh hơn luật năm 2013, theo hướng phân cấp cho các chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đang dự thảo quyết định phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng Giám đốc bệnh viện sẽ quyết định tất cả. Từ việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả hợp đồng và tất cả những việc xử lý trong đấu thầu liên quan đến dự toán mua sắm đều do Giám đốc bệnh viện quyết mà không trình lên Bộ Y tế", ông Hoàng Cương nói.

Trước khi ban hành Nghị định 24, Ban soạn thảo đã có nhiều cuộc làm việc với các bên liên quan, nhất là các bệnh viện đầu ngành như Bạch Mai, K, Hữu nghị Việt Ðức, Chợ Rẫy... trực tiếp nghe các đề xuất. Sau đó, nhiều nội dung đã được đưa ngay vào nghị định để tháo gỡ tối đa những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện trong việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế để bảo đảm phục vụ tốt hơn công tác khám, chữa bệnh.

Cần tháo gỡ các khó khăn trong công tác mua sắm thiết bị y tế.

Nghị định 24 đã giúp công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế được đơn giản, thuận tiện, phù hợp thực tế và phù hợp khả năng khám, chữa bệnh, khả năng chi trả của từng bệnh viện.  Nghị định 24 đưa ra quy định chi tiết đối với thuốc thuộc danh mục đấu thầu cấp quốc gia, cấp địa phương; nếu chưa có kết quả đấu thầu hoặc đơn vị chưa lựa chọn được nhà thầu thì các bệnh viện có cơ chế chủ động để tự mua sắm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).