Tương lai nào cho Tổng thống Zelensky nếu Avdiivka thất thủ?

Nếu để mất Avdiivka, một tương lai u ám sẽ chờ đợi chính quyền của tổng thống Zelensky ở phía trước. Cuộc chiến tranh Ukraine sẽ chuyển sang giai đoạn bước ngoặt. Nga đã chọc thủng phòng tuyến phía bắc nhưng chưa tung đòn quyết định. Vậy toan tính của người Nga tại Avdiivka là gì?
Avdiivka thất thủ tương lai nào cho zelensky

"Có những thập kỷ chẳng có gì diễn ra cả, nhưng có những tuần lễ mà dường như nhiều thập kỷ đã diễn ra".

- Vladimir Ilich Lenin -

Quả thật, chúng ta đang sống những tuần lễ mà dường như nhiều thập kỷ đang diễn ra, và đang xuất hiện những sự kiện, những biến cố sẽ ảnh hưởng đến hàng thế kỷ tương lai.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đến thời điểm quyết định, khi quân đội Ukraine kiệt sức, mất quá nhiều người, đồng minh chia rẽ và giảm viện trợ, mối quan tâm quốc tế suy giảm mạnh cùng với những sự kiện nóng bỏng mới bùng lên ở dải Gaza - nơi Israel và Hamas đang đối đầu dữ dội với tổn thất nhân mạng lên đến con số kinh hoàng.

Mọi thứ làm cho bức tranh bi thảm ở chiến trường Ukraine bỗng trở nên mờ nhạt và ngày càng nhiều chính trị gia châu Âu - Mỹ nghĩ đến chuyện phải nhượng bộ người Nga, cân nhắc về đường biên giới mới của Ukraine, cân nhắc đến việc đảm bảo an ninh cho Nga, lắng nghe quan điểm của tổng thống Putin và trả lại cho Nga những mảnh đất nhiều người Nga sinh sống mà Nga cho rằng thuộc về họ trong lịch sử gần nhất.

Quân đội Nga đã giành kiểm soát một phần lớn lãnh thổ ở phía đông Ukraine.

Những tin tức mới nhất vẫn còn mâu thuẫn, có nguồn tin cho rằng phòng tuyến phía bắc Avdiivka bị chọc thủng, quân Nga đang tiến vào trung tâm thành phố, nhưng cũng có những nguồn tin cho rằng quân Nga còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên chính truyền thông Ukraine cũng phải xác nhận quân đội Nga đã vượt qua phòng tuyến bảo vệ trung tâm Avdiivka tại khu vực mỏ cát. Cuộc tấn công được bộ binh Nga mở từ phía các khu rừng sát thành phố trong bối cảnh chiến thuật phòng vệ của Ukraine đi vào bế tắc.

Báo cáo từ chiến trường cho biết, bộ binh Nga đang tiến về hướng đông nam và những chiếc thiết giáp Nga đã xuất hiện trên những đường phố trung tâm Avdiivka.

Phòng tuyến phía bắc của Avdiivka đã bị chọc thủng sau các đợt tấn công của quân đội Nga vào ngày 16/11

Để mất thành phố trọng điểm Avdiivka, chắc chắn chính quyền của tổng thống Zelensky sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một trong những cứ điểm quan trọng của vành đai bao vây những vùng li khai của miền Donetsk từ năm 2014.

Nằm ở phía bắc Donetsk, thành phố Avdiivka có dân số khoảng 30.000 người và là một trong những nguyên nhân gây khó chịu nhất cho quân li khai. Thành phố này đã trở thành một trong những căn cứ tiền tuyến của quân đội Ukraine, từ đó họ thường xuyên tiến hành các đợt pháo kích và đột kích vào Donetsk, Makiivka, Yasynuvata và các khu vực xung quanh.

Quân đội Ukraine trong nỗ lực giành lại một số vị trí ở bờ đông sông Dnieper.

Tận dụng 8 năm hòa hoãn sau hiệp định Minsk, quân đội Ukraine đã đổ vô số tiền của vào xây dựng Avdiivka thành một căn cứ vĩ đại để chặn đứng quân đội Nga, đồng thời tạo bàn đạp cho những cuộc chiến tương lai. Nhưng, mất thành phố này thì chắc chắn Ukraine sẽ nhanh chóng mất hết Donbass, vì phòng tuyến sau nó quá mỏng, và thực tế thì quân đội Nga sẽ đạt được toàn bộ nếu như không nói là 200% mục đích ban đầu mà tổng thống Nga Vladimir Putin đề ra: Giải phóng toàn bộ Donetsk và Luhansk. Hiện nay Nga còn sáp nhập thêm 2 tỉnh Kherson và Zaporizhzhia nữa chứ không chỉ Donetsk và Luhansk.

Avdiivka có đến 87% người dân coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Phần lớn các tỉnh miền đông Ukraine cũng có tỷ lệ người dân nói tiếng Nga rất cao. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của quân đội Zelensky tại đây. Ở những vùng phía tây, số người nói tiếng Nga ít hơn nhiều, và do đó quân đội Nga cũng khó được chào đón ở đó hơn.

Pháo binh Ukraine khai hỏa hướng về các vị trí đóng quân của Nga tại Avdiivka

Có rất nhiều nguồn tin khác nhau về chiến sự Ukraine nói chung và ở thành phố này nói riêng. Sự khác biệt số liệu từ các nguồn tin chỉ có thể nói là kinh hoàng. Bên này nói gấp chục lần số bên kia. Thực tế chúng ta đang hấp thụ thông tin qua những bộ loa hoàn toàn bị chi phối bởi các bên tham chiến.

Chúng ta tin điều gì thì sẽ tìm được thông tin thỏa mãn chúng ta về điều ấy. Chính vì vậy, những con số về thiệt hại cả về người và của đều vô nghĩa, chỉ mang tính chất tuyên truyền. Có lẽ những gì duy nhất đáng theo dõi và có giá trị chỉ là những nơi mà cờ Ukraina và Nga sẽ được cắm lên.

Còn nhớ trận chiến Bakhmut, dù quân Nga đã chiếm xong thành phố này từ lâu nhưng tổng thống Ukraine chưa bao giờ chính thức công nhận điều đó. Thực tế thì Bakhmut mới là trận chiến bản lề, là trận đánh mang tính quyết định của cuộc xung đột này. Mất gần hết quân chủ lực và vũ khí hiện đại ở đó, quân đội Ukraina đã suy yếu đến mức không còn tấn công được nữa. Rất nhiều chuyên gia quân sự Mỹ tỏ ý không hài lòng với việc quân Ukraina cứ cố gắng cố thủ ở Bakhmut để làm mất đi những cơ hội khác. Có lẽ sau này khi tiếng súng đã im, chúng ta mới bình tĩnh nhìn nhận lại được bối cảnh lúc đó để biết ai đúng ai sai.

Binh sĩ Ukraine đang nỗ lực cố thủ tại thành trì chiến lược Avdiivka.

Tuy nhiên, có một điều nên đặc biệt lưu ý là quân đội Nga có truyền thống chiến đấu theo hình thức phòng thủ trường kỳ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, họ sẵn sàng rút lui chiến thuật khỏi các vùng đất lớn, kể cả thủ đô, nhưng khi quân địch sức cùng lực kiệt, sức phản công của quân đội Nga là vô cùng khủng khiếp. Họ có thể truy đuổi đến tận thủ đô đối phương. Lịch sử chiến tranh châu Âu cho thấy đất Nga luôn là một giấc mơ của mọi đế quốc, và cũng là mồ chôn những đội quân thiện chiến nhất.


Một số xe thiết giáp bao gồm xe Bradley và xe tăng Leopard được Ukraine triển khai tại Avdiivka nhưng đã bị vô hiệu hóa và bị bỏ lại trên mặt trận

Nếu để mất Avdiivka, một tương lai u ám sẽ chờ đợi chính quyền Zelensky ở phía trước. Châu Âu suy thoái, chia rẽ và mệt mỏi; Mỹ sắp bắt đầu bước vào kỳ tranh cử tổng thống mà cựu tổng thống Donald Trump sẽ có nhiều cơ hội thắng cử. Bất chấp những tuyên bố của Donald Trump về Ukraine, có lẽ ông cũng sẽ không lập tức buông bỏ Ukraine và nhường lại toàn bộ Đông Âu cho nước Nga. Tuy nhiên, đánh bại nước Nga là điều không thể, và cũng không nên làm thế vì một cường quốc hạt nhân bị dồn vào chân tường là điều vô cùng nguy hiểm cho nhân loại.

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngỏ ý mời ông Donald Trump tới Ukraine nhưng ông này đã từ chối.

Vấn đề bây giờ là tìm ra được một lối thoát giữ thể diện và có lợi cho cả Mỹ và Nga, đồng thời không làm cho các đồng minh của Mỹ cảm thấy mất an toàn. Đó mới là câu hỏi lớn, nhất là khi tổng thống Zelensky vẫn nhất định không chịu nhượng bộ.

Nhưng các siêu cường luôn tìm được cách thỏa hiệp với nhau, và trên thực tế, các siêu cường hầu như không bao giờ đụng độ trực tiếp ở bất cứ nơi đâu.

Có lẽ đó mới là vấn đề lớn nhất của tổng thống Zelensky!

Bài viết: Thiên Lương
Đồ họa: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chúng ta mới tinh gọn bộ máy ở bên dưới chứ chưa làm ở bên trên. Làm được ở bên trên, hiệu quả mới rõ ràng và lớn hơn nhiều. Nếu giảm được các đầu mối lớn như các bộ, chí ít sẽ giảm được 63 sở ở các tỉnh thành, rồi giảm thêm rất nhiều cục, vụ trong bộ. Nếu giảm được 63 sở ở tỉnh thành sẽ giảm được mấy trăm phòng ở cấp huyện.

Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy phải chấp nhận sự hy sinh vì sự phát triển chung của đất nước. Có thể rất nhiều người có năng lực nhưng trong môi trường cơ quan nhà nước thì không phù hợp, nhưng nếu chuyển sang khu vực ngoài nhà nước có khi lại rất thành công. “Ai cũng có chỗ đứng của mình dưới ánh nắng mặt trời”, không làm ở chỗ này thì làm ở chỗ khác, phải xem đấy là chuyện rất bình thường.

Cách đây 40 năm, nguồn lực của đất nước rất hạn chế trong một thể chế kinh tế tập trung bao cấp. Để vượt qua điểm nghẽn này, chúng ta buộc phải thay đổi, thay đổi để tự cứu mình, giải phóng tất cả nguồn lực còn bị ràng buộc bởi cơ chế cũ và đã thành công. Bài học thời điểm đó cho chúng ta dũng khí và sự tự tin tiến hành cuộc cách mạng cải cách thể chế hiện nay để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhiều dự án hàng ngàn tỷ đồng trên cả nước đang trong tình trạng “đắp chiếu”, dẫn đến lãng phí tiền bạc, thời gian và quan trọng hơn là cơ hội phát triển. Với việc điểm mặt các dự án gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động.

Nghẽn thể chế là tình trạng luật lệ, quy trình hành chính không hiệu quả, tạo rào cản cho việc thực thi chính sách, cản trở sự tiến bộ kinh tế - xã hội, từ đó làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào quản lý công.

Kamala Harris và Donald Trump – hai ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang có những quan điểm, tầm nhìn khác biệt cho tương lai nước Mỹ. Và con đường đi tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 của họ cũng rất khác biệt.