Tương nếp Úc Kỳ, đặc sản trăm năm vùng Việt Bắc

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Úc Kỳ là vùng đất thuần nông ven dòng sông Cầu thơ mộng. Từ bao đời nay, người dân nơi đây công phu, tỉ mỉ làm ra loại tương nếp khác biệt khó nơi nào sánh được.

Người dân Úc Kỳ làm tương quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là độ thu về. Đây được coi là thời điểm làm tương thích hợp nhất trong năm bởi nhiệt độ thời tiết vừa phải, hương nắng mùa thu sẽ khiến tương có vị thơm ngon hơn hẳn những mùa khác trong năm.

Để làm được chum tương ngon, gạo nếp cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Đó là những hạt gạo được phơi đủ nắng, không gãy, nát và có mùi thơm của gạo mới để chế biến thành tương. Gạo nếp Thầu Dầu, một loại nếp cổ chân dài, làm nên thương hiệu và bí quyết riêng có của đặc sản vang danh vùng Việt Bắc.

Đỗ được xay ra, ngâm cùng nước muối trong chum sành, đậy kín nắp khoảng nửa tháng, phơi nắng dịu.

“Tốt mốc ngon tương” - đó là bí quyết làm nên loại tương đặc sản được những bậc cao niên gìn giữ và truyền lại cho con cháu. Ngoài gạo nếp đặc sản để làm mốc, đỗ tương cần chọn những hạt căng mẩy và đều nhau, được rang lên tới khi cắn hạt đỗ thấy vàng giòn.

Đỗ rang được xay ra, ngâm cùng nước muối trong chum sành, đậy kín nắp khoảng nửa tháng, phơi nắng dịu. Trừ lúc khuấy tương thì phải bọc kín ni lông ở miệng chum để tránh côn trùng và giữ được mùi thơm.

Xa xưa, các cụ cao niên vẫn cho rằng tương ngon nhất phải là tương được đựng trong chum sành và phơi ở ngoài trời, bởi khi đó tương được hội tụ khí âm - dương của trời và đất.

Khác với sản phẩm ở những địa phương khác, tương nếp Úc Kỳ có hương vị thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn, khi ăn không cần cho thêm gia vị khác.

Tương nếp Úc Kỳ không bị nát mà vẫn còn nguyên hạt, trông rất bắt mắt. Nước tương có thể sử dụng để chấm trực tiếp nhiều món ăn khác nhau hoặc dùng để chế biến các món kho, nấu.

Nước tương có thể sử dụng để chấm trực tiếp nhiều món ăn khác nhau hoặc dùng để chế biến các món kho, nấu.

Những chum tương vàng sóng sánh, thơm mùi đồng ruộng, đậm đà hương vị đã đem lại hướng xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho vùng đất thuần nông này.

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ vẫn tồn tại và ngày càng phát triển hưng thịnh. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua không chỉ góp phần phát triển kinh tế ở địa phương mà còn tạo điều kiện để các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ, kế thừa và phát huy trong đời sống hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng Thiếc là một phố nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng 136m, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc đến ngã ba Hàng Thiếc - Hàng Nón. Đây là một trong ít phố vẫn đang giữ được nghề truyền thống, minh chứng cho sức sống phố nghề của Hà Nội 36 phố phường xưa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tại Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 đã nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội.

Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.

Một nhóm bạn trẻ tâm huyết với văn hóa truyền thống đã phối hợp cùng các nghệ nhân nỗ lực hồi sinh nghề in khắc gỗ thôn Thanh Liễu (Hải Dương) đã tồn tại gần 600 năm.