Tuyến đường sắt nội đô sẽ giải quyết ách tắc, ô nhiễm
Hôm nay 20/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Là thành viên trực tiếp tham gia xây dựng Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đại biểu Hoàng Văn Cường đã trình bày trước Quốc hội để làm rõ thêm những nội dung lớn của hai đồ án này.
Ông Hoàng Văn Cường cho biết: "Để giải quyết nút thắt lớn nhất của thủ đô hiện nay là ùn tắc giao thông, chúng tôi tập trung xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, nó sẽ trở thành mạng lưới đường sắt kết nối được tất cả các tuyến trong thành phố. Như vậy, sẽ giảm được phương tiện cá nhân, dẫn đến giảm đáng kể ùn tắc, ô nhiễm không khí như hiện nay. Khi mạng lưới đường sắt phát triển sẽ giãn các hoạt động kinh tế đang tập trung ở nội đô ra ngoại thành".
Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết để hoàn thiện hai Đồ án quy hoạch, trong đó đề xuất định hướng xây dựng thủ đô với tầm nhìn là trung tâm về chính trị - văn hóa của cả nước.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân, đoàn Thái Bình, cho rằng: "Chúng ta phải xây dựng Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa chứ không phải là trung tâm chính trị - kinh tế. Hà Nội đang làm rất tốt trong việc đầu tư các di tích, sắp tới cần phải triển khai rộng hơn nữa. Chúng ta đang làm rất tốt khi vẫn giữ nguyên hiện trạng của 36 phố phường".
Giải trình một số vấn đề mà đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết tập trung phát triển đô thị theo mô hình TOD để hướng tới chỉnh trang Thủ đô. Quy hoạch lần này xác định sông Hồng là điểm nhấn không gian, trục không gian phát triển của Thủ đô, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá quy hoạch có nhiều đổi mới với nhiều tư duy đột phá, trong đó chú trọng phát triển không gian ngầm, giải quyết các vấn đề môi trường; chú trọng liên kết vùng. Hà Nội là trung tâm phát triển của đồng bằng sông Hồng, là động lực phát triển của phía Bắc; là một trong hai cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.
Quy hoạch này có nhiều điểm khác với quy hoạch trước đó như chú trọng phát triển về văn hóa, di sản, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước, là trung tâm phát triển đổi mới sáng tạo.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0