Tuyến đường Vành đai 1 sẽ hoàn thành vào năm 2025

Sáng 11/12, HĐND thành phố Hà Nội đã giành thời gian để tái chất vấn việc thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND thành phố đã đến thời hạn giải quyết nhưng thực hiện còn chậm, chưa hiệu quả.

HĐND thành phố đã tổ chức 7 phiên chất vấn về các nhóm vấn đề như: chậm triển khai dự án tuyến đường Vành đai 1 và tiến độ thu nợ quỹ nhà ở do thành phố quản lý. Đây đều là những vấn đề quan trọng, cấp thiết, được dư luận, cử tri quan tâm.

Qua theo dõi, tổng hợp, giám sát của Thường trực HĐND thành phố và ý kiến, kiến nghị của cử tri, một số nội dung, vấn đề đã được HĐND thành phố quyết nghị, kết luận, đến nay việc thực hiện còn chậm, chưa hiệu quả, cần được tái chất vấn để làm rõ nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan; xác định rõ trách nhiệm, lộ trình và các giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.

Quan tâm đến dự án tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục trên địa bàn quận Đống Đa, Ba Đình. Đây là tuyến đường được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2017, có ý nghĩa quan trọng với khu vực nội đô, thuộc danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Đại biểu HĐND thành phố nêu rõ, đến nay, dự án chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ.

Ông Nguyễn Quang Thắng – Tổ đại biểu HĐND thành phố quận Long Biên, đặt câu hỏi: “Vào tháng 10/2023, lãnh đạo UBND có cam kết là dự án sẽ hoàn thành trong năm 2024 và chậm nhất là đầu năm 2025. Đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng cho biết tình hình thực hiện dự án có vướng mắc gì không và vướng mắc do cơ quan nào, tiến độ triển khai các doanh nghiệp tiếp theo, cũng như tiến độ hoàn thành dự án bàn giao để đưa vào sử dụng. Đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa, đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình cho biết tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương án giải quyết và tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án”.

Theo ông Đồng Phước An, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Dân dụng thành phố Hà Nội, dự án tuyến đường Vành đai 1 dự kiến hoàn thành năm 2024, nhưng trong quá trình đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, như hộ dân chưa phối hợp, có nhiều kiến nghị về giá đất, nhiều hộ dân chưa được bàn giao mặt bằng…

Ngay khi hết tháng 11/2024, các quận Ba Đình, Đống Đa đều nỗ lực giải phóng mặt bằng. Ban Quản lý dự án đã cùng các quận triển khai nhiều công việc, hỗ trợ tái định cư ghi nhận nhiều tiến triển. Từ đó, phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng tại quận Ba Đình trong quý I/2025 và quận Đống Đa trong quý II/2025. Tại một số vị trí nút giao như đường Nguyễn Chí Thanh, sẽ ưu tiên triển khai sớm.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, hơn 1.000 phương án sử dụng đất tồn tại từ nhiều năm trước đã được rà soát và xử lý theo Luật Đất đai 2024. Một phần nguyên nhân chậm trễ là do hệ thống bản đồ trước đây có nhiều sai lệch, dẫn đến khó khăn trong việc xác định ranh giới. Đến nay, hơn 600 phương án sử dụng đất đã được phê duyệt và các phương án còn lại đang được niêm yết công khai để hoàn thành trước tháng 12/2024. Quận Ba Đình phấn đấu quý I/2025 sẽ hoàn thành việc di dời các hộ dân.

Đối với dự án đường trục phía Nam Hà Nội, đoạn Km19 +900 đến Km14 +500 đang chậm tiến độ rất nhiều năm, đại biểu HĐND thành phố đề nghị các đơn vị chức năng cần làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

Liên quan đến việc thu nợ quỹ nhà ở do thành phố quản lý, tại Kỳ họp thứ 7, giữa năm 2022 của HĐND, UBND thành phố báo cáo quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của thành phố có tổng số nợ phải thu là trên 1.112 tỷ đồng. Đến quý II/2024 mới thu được 227,9 tỷ đồng.

Tiếp tục chương trình, chiều cùng ngày, HĐND thành phố chất vấn về nhóm vấn đề thứ hai: việc thực hiện một số chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc, ngày 11/12, đông đảo đại biểu quốc tế đã tham quan làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng du lịch tốt nhất vừa được tổ chức này vinh danh.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại Bảo tàng Hà Nội và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố, mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Thống kê sơ bộ từ các tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch thưởng Tết năm 2025 cho người lao động tối thiểu là 1 tháng lương. Các chuyên gia cũng dự báo tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.

Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phục vụ tối đa lợi ích của người dân và thực hiện hiệu quả Đề án 06, Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 79/2024 quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 131 về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Tại phiên họp HĐND Thành phố Hà Nội sáng nay 12/12, đa số đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố Hà Nội.