Tỷ giá làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp

Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã tạo áp lực lên tỷ giá và ảnh hưởng đến các khoản lỗ tỷ giá của doanh nghiệp, có thể tác động đến phần lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Trong báo cáo tài chính quý I của Tập đoàn Dệt may Việt Nam mới được công bố, lợi nhuận giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu giảm nhẹ hơn, ở mức 7%.

Lợi nhuận giảm mạnh hơn doanh thu do các khoản chi phí tăng lên, đáng chú ý là khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đã tăng lên tới 92%. Với nhiều doanh nghiệp khác cũng ghi nhận mức độ tăng chi phí do chênh lệch tỷ giá rất lớn.

Tỷ giá làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Ông Đình Thế Hiển, chuyên gia tài chính, phân tích: ''Khá nhiều doanh nghiệp đang "khóc" với tỷ giá vì khi nhập hàng quốc tế chúng ta sẽ phải ký hợp đồng trước vài tháng, đến khi thực hiện hợp đồng tỷ giá tăng mà hàng trong nước không thể tăng theo được''.

Bà Lê Huyền Trang, chuyên gia phân tích dữ liệu, Trung tâm Phân tích & Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI, cho biết: ''Tỷ giá tác động đến chủ yếu doanh nghiệp có mức giá dự nợ bằng đồng đôla cao và các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất''.

Tỷ giá tác động đến doanh nghiệp có mức giá dự nợ bằng đồng đô la cao.

Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã tạo áp lực lên tỷ giá và ảnh hưởng đến các khoản lỗ tỷ giá của doanh nghiệp.

Với cơ cấu các doanh nghiệp trên thị trường chưng khoán hiện nay, việc tỷ giá tăng sẽ có thể tác động đến phần lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đó là chưa kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác không niêm yết.

Anh Nguyễn Duy Khánh, Founder Công ty Tư vấn đầu tư FIG Investment, cho biết: ''Việc tỷ giá tăng sẽ tác động đến các doanh nghiệp trong ngành điện do vay từ ngoại tệ, các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu cũng sẽ gặp phải nhiều tác động nhất''.

Việc tỷ giá tăng sẽ tác động đến các doanh nghiệp đi vay ngoại tệ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5 tăng 1,15% so với tháng trước, tính bình quân 5 tháng đầu năm nay đã tăng 5,24%. Việc tỷ giá tăng đã tác động trên diện rộng đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát nói chung.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho hay: ''Khi tỷ giá tăng kéo theo cả chi phí của nền kinh tế tăng, các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng nên tỷ giá sẽ tác động rất lớn và khiến cho việc kiểm soát lạm phát khó khăn hơn''.

Tỷ giá tăng kéo theo cả chi phí của nền kinh tế tăng

Lạm phát ở Việt Nam chủ yếu là do yếu tố chi phí đẩy, chính vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị mục tiêu bình ổn tỷ giá sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kiểm soát lạm phát năm 2024 ở mức 4 - 5% được Quốc hội giao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước mới có 345 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Đa dạng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị không chỉ là yêu cầu khách quan, mà còn là định hướng của Chính phủ. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn đứng vững trên thị trường.

Kinh tế Việt Nam đã đi được 1/2 chặng đường của năm 2024, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đánh giá lạc quan về kết quả mà nền kinh tế đạt được trong 6 tháng qua.

Ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết nền kinh tế nước này đã chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng trong hai quý đầu năm nay.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ ở mức 2,6% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này.

Đầu tuần sau, giao dịch trực tuyến ngân hàng sẽ áp dụng theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, với bốn cấp xác thực từ đơn giản tới phức tạp.