Tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử Việt Nam rất thấp
Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay chỉ khoảng 5-10%. Mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên đa số mới cung cấp các sản phẩm đơn giản có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp.
Một doanh nghiệp Việt Nam chuyên cung cấp linh kiện sản xuất điện thoại thông minh, linh kiện ngành bán dẫn cho biết mặc dù việc sử dụng nguồn linh kiện của doanh nghiệp nội địa giúp các công ty FDI giảm chi phí, tuy nhiên, việc tiếp cận các đối tác nước ngoài vẫn là bài toán khó.
Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển khi sở hữu được nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ và được đánh giá là học hỏi nhanh trong khai thác, sử dụng và lắp ráp các thiết bị điện tử.
Do đó cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI và thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia.
Theo các chuyên gia, Việt Nam còn là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như: quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit...
Mặt khác, phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu. Do vậy, Việt Nam được xem là mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài liên kết với các doanh nghiệp nội địa để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu ra khu vực và thế giới.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh, với giá vàng miếng vượt mốc 86 triệu đồng/lượng.
Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.
Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
0