Tỷ lệ sống 10 năm sau ghép thận đạt gần 96%

'Tỷ lệ sống 10 năm sau ghép thận đạt gần 96%' là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học ghép thận do Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức tổ chức chiều 19/3 tại Hà Nội.

Từ ca ghép thận đầu tiên vào năm 2002, tổng số bệnh nhân điều trị sau ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức đến nay là hơn 1.800 trường hợp, trong đó 67% là nam giới. Bệnh viện đã chuyển giao nhiều kỹ thuật ghép thận cho các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

Việt Nam đã triển khai hiệu quả các kỹ thuật trong ghép tạng, kết quả là đã ghép được 6 bộ phận cơ thể người, gồm: thận, gan, phổi, tim, tụy, chi thể.

Bộ Y tế đang tiến hành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.