Ukraine hối thúc phương Tây hỗ trợ để chấm đứt xung đột

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu các nước phương Tây hỗ trợ tăng gấp đôi sức ép lên Nga và buộc Moskva phải đồng ý với các điều khoản hoà bình mà Kiev đưa ra vào mùa thu này.

Tuyên bố trên được Tổng thống Zelensky đưa ra tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở căn cứ Không quân Ramstein (Đức).

Tại đây, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tiếp tục cung cấp vũ khí, bao gồm thiết bị bay không người lái và tên lửa cho Kiev, qua đó gây sức ép với Nga trên bàn đàm phán.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đang hướng tới một sự đồng thuận rằng ngừng xung đột Nga-Ukraine có thể là lựa chọn tốt nhất.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sản xuất vũ khí, ông cho biết Mỹ đang làm việc với Ukraine để thiết kế và chế tạo hệ thống thay thế cho hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và tên lửa không đối không R-27.

Ông cho biết Washington đã dành hơn 200 triệu USD để mua “các thành phần quan trọng” cho phép Ukraine chế tạo thiết bị bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử. Trong những tháng gần đây, Ukraine rơi vào tình thế khó khăn trên chiến trường khi quân đội Nga giành được lợi thế ở Donbass và tiến về phía thành phố Pokrovsk.

Với hy vọng buộc Nga phải rút binh sĩ khỏi Donbass, Ukraine đã phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga vào ngày 6/8, chiếm được một số ngôi làng và thành phố biên giới Sudzha. Tuy nhiên, những bước tiến của Nga tại miền Đông Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, các đồng minh của Ukraine lo ngại rằng sau cuộc tấn công thành công của quân đội Nga, các lực lượng của Kiev có thể buộc phải từ bỏ các vùng lãnh thổ chiếm được ở Kursk trong một vài tháng tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.

Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.

Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.