Ukraine kêu gọi đồng minh phương Tây viện trợ thêm vũ khí

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng nước này sẽ cần dùng vũ lực để đạt được hòa bình và kêu gọi đồng minh phương Tây viện trợ thêm vũ khí.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/11 có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị châu Âu đang diễn ra tại thủ đô Budapest của Hungary. Ông Zelensky đã thúc giục các đối tác của Ukraine chuyển thêm vũ khí, kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu áp dụng cách tiếp cận "hòa bình thông qua sức mạnh" để đối phó với mối đe dọa từ Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Budapest, Hungary, ngày 7/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Zelensky cảm ơn các lãnh đạo phương Tây trong thời gian qua đã viện trợ cho Ukraine, cho rằng nước này cần một lượng vũ khí đủ lớn, thay vì sự hỗ trợ trong các cuộc đàm phán.

"Chúng tôi không tự bảo vệ mình trước những ngôn từ của Nga, mà là trước những cuộc tấn công của Nga. Do đó, chúng tôi cần một lượng vũ khí đủ lớn, chứ không phải sự hỗ trợ trong các cuộc đàm phán", ông nói, đồng thời cảm ơn các lãnh đạo phương Tây trong thời gian qua đã viện trợ cho Ukraine.

Theo ông Zelensky, việc đàm phán mềm mỏng với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không mang lại lợi ích vì quan điểm của người đứng đầu Điện Kremlin sẽ khó thay đổi. "Chỉ có áp lực mới có thể đưa ông ấy (Tổng thống Vladimir Putin) vào đúng vị trí của mình", nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng khái niệm "hòa bình thông qua vũ lực" thay vì thúc đẩy Ukraine phải nhượng bộ.

Ông Zelensky cho rằng Ukraine phải có quyền quyết định điều gì nên và không nên đưa vào chương trình nghị sự để chấm dứt cuộc chiến. "Tôi xin nhắc lại rằng cuộc chiến này đang diễn ra trên đất Ukraine. Ukraine biết ơn mọi sự hỗ trợ từ các đối tác của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi ý tưởng mang tính xây dựng để đạt được nền hòa bình công bằng cho đất nước chúng tôi. Nhưng Ukraine phải có quyền quyết định điều gì nên và không nên đưa vào chương trình nghị sự để chấm dứt cuộc chiến này", ông Zelensky khẳng định.

Theo Tổng thống Ukraine, cuộc chiến leo thang đáng kể trong thời gian qua, cáo buộc Triều Tiên đã hỗ trợ Nga trong xung đột. Nga và Triều Tiên trước đó nhiều lần bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng đã đưa quân tới Kiev để hỗ trợ Moscow.

"Bây giờ biện pháp hòa bình thông qua vũ lực là cần thiết. Và không nên có ảo tưởng rằng bạn có thể có được một nền hòa bình công bằng bằng cách tỏ ra yếu đuối hoặc từ bỏ bất kỳ vị thế nào của châu Âu hoặc vị thế của bất kỳ quốc gia châu Âu nào", ông tuyên bố.

Tháng trước, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn lòng cùng Ukraine tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, trong đó 2 bên sẽ cùng thỏa hiệp. "Bất kỳ kết quả nào cũng phải có lợi cho Nga, và tôi nói thẳng điều đó", ông nói. Tuy nhiên, Moscow không loại trừ khả năng thỏa hiệp miễn là chúng "hợp lý", nhà lãnh đạo Nga cho hay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sau đó nói rằng Nga hình dung ra một giải pháp cho cuộc xung đột Ukraine đáp ứng được lợi ích của tất cả các quốc gia ở lục địa Á-Âu. Ông Lavrov nhấn mạnh rằng thuật ngữ "hòa" không mô tả chính xác kết quả mà Moscow mong muốn trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đài RT đưa tin.

"Không có ý nghĩa gì khi phỏng đoán. 'Hòa' là một thuật ngữ có thể áp dụng cho các tình huống rất khác nhau, bao gồm cả thỏa thuận Istanbul. Từ 'hòa' không phản ánh đầy đủ nhu cầu đảm bảo lợi ích của tất cả các bên” - ông Lavrov nói. Ông Lavrov đưa ra bình luận trên sau khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có phát ngôn rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể kết thúc bằng tình huống "hòa".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/1, Nga cáo buộc Ukraine cố gắng tấn công một trạm nén khí của hệ thống đường ống TurkStream đưa khí đốt từ Nga tới châu Âu. Trong khi đó, Ukraine báo cáo rằng, trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã mất 1.510 binh sĩ, 2 hệ thống tác chiến phòng không và 183 UAV ở cấp độ chiến thuật hoạt động trên tuyến đầu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hiện bước vào giai đoạn quan trọng trước lễ nhậm chức ngày 20/1. Tuy nhiên, ông đang vướng phải rất nhiều rắc rối pháp lý, mà điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tài chính và danh tiếng của ông, mà còn có thể tác động lớn đến quá trình ông điều hành đất nước trong nhiệm kỳ mới.

Theo kết quả kiếm phiếu sơ bộ, Tổng thống đương nhiệm của Croatia, ông Zoran Milanovic đã tái đắc cử với số phiếu áp đảo trong vòng bầu cử thứ hai diễn ra ngày 12/1.

Các vụ cháy rừng đang bùng phát trên khắp bang California, được dự đoán là một trong những thảm họa thiên tai gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Phái đoàn cấp cao của Israel đã tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn gián tiếp với Hamas tại thủ đô Doha của Qatar. Quan chức hai bên cho biết đã đạt được tiến triển trong đàm phán và tuyên bố rằng khuôn khổ cuối cùng cho một thỏa thuận ngừng bắn đã gần hoàn tất.

Jaan Roose, vận động viên đi trên dây người Estonia ba lần vô địch thế giới đã tạo nên một kỳ tích mới vào ngày 10/1, khi thực hiện chuyến đi giữa hai tòa tháp biểu tượng ở Dubai.