Ukraine không có dấu hiệu rút quân khỏi Bakhmut
Hãng TASS đưa tin, ông Denis Pushilin, người đứng đầu CHND Donetsk tự xưng (DPR) ngày 16/3 cho biết Ukraine không có dấu hiệu rút quân khỏi thành phố Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) mặc dù Kiev đang phải đối mặt với các vấn đề về nguồn cung cấp đạn dược.
Theo ông Denis Pushilin, Ukraine "rất khó để cung cấp đạn dược và lương thực hoặc bổ sung bất kỳ quân tiếp viện nào" dọc theo con đường duy nhất hiện đang nằm "dưới sự kiểm soát hỏa lực chặt chẽ của lực lượng Wagner PMC"
Trả lời kênh truyền hình Rossiya-24, ông Denis Pushilin nói: "Đối với Artyomovsk, tình hình vẫn còn khó khăn và phức tạp. Chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đối phương có kế hoạch rút quân".
Lãnh đạo Donetsk cũng cho biết, giao tranh đã chuyển sang khu công nghiệp, với các trận chiến diễn ra ở cả phía Nam và phía Bắc thành phố. Theo đó, Ukraine đã tập trung lực lượng tại thành phố Chasov Yar, tỉnh Donetsk.
Artyomovsk, nằm ở khu vực do Kiev kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, là một trung tâm giao thông quan trọng về nguồn cung cấp hậu cần của Ukraine. Giao tranh dữ dội diễn ra nhiều tháng qua trong khu vực này. Theo các báo cáo mới nhất, tất cả các con đường trải nhựa dẫn đến thành phố đều đã bị cắt đứt hoặc nằm trong tầm kiểm soát của pháo binh Nga, trong khi việc vận chuyển đạn dược và dự trữ cho các lực lượng phòng vệ của Ukraine gặp nhiều khó khăn.
Trước yêu cầu viện trợ thêm vũ khí đạn dược của Ukraine, ngày 16/3, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã thông báo rằng nước này sẽ cung cấp 4 máy bay chiến đấu MiG-29 do Nga sản xuất cho Ukraine trong "vài ngày tới". Điều này khiến Ba Lan trở thành quốc gia thành viên NATO đầu tiên cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine kể từ khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Trong khi đó, phát biểu trước Hạ viện Đức ngày 16/3, Thủ tướng Olaf Scholz kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) cung cấp cho Ukraine đạn dược. Theo ông Olaf Scholz, tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào tuần tới, các quốc gia thành viên EU sẽ “thông qua biện pháp để đảm bảo nguồn cung cấp liên tục và tốt hơn nữa”.
TIN LIÊN QUAN


Brazil và Trung Quốc đang đàm phán để thành lập một quỹ tài trợ cho sự phát triển công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo ở cả hai quốc gia.
Trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục "hãm phanh" lạm phát, giới chuyên gia theo dõi thị trường liên tục dự đoán về việc FED sẽ tăng lãi suất thêm bao lâu nữa và mức độ nguy cơ suy thoái có thể xảy ra. Tuy nhiên theo các nhà hoạch định chính sách của FED, có thể sẽ chỉ cần thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để đẩy lùi lạm phát. Từ năm 2024 trở đi, FED sẽ ít nới lỏng chính sách tiền tệ hơn.
Tháng lễ Ramadan năm nay tại Pakistan bắt đầu vào ngày 3/4. Do tình hình lạm phát, nên giá cả nguyên liệu, thực phẩm phổ biến dùng trong lễ Ramadan như dầu ăn, bột mỳ và trái cây tăng cao, riêng sữa đã tăng tới 25% từ cuối năm 2021 đến nay. Vì thế, người dân đang phải thắt chặt hầu bao trong dịp lễ này.
Lầu Năm góc, Mỹ đang thúc giục Quốc hội phê duyệt ngân sách đề xuất của Bộ Quốc phòng là 842 tỷ USD cho năm tài chính 2024. Mục tiêu là để hiện đại hóa lực lượng quân đội của Mỹ ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Các cuộc biểu tình và đình công phản đối cải cách hưu trí kéo dài dẫn đến tình trạng mất điện ở một số nơi, gây gián đoạn nguồn cung năng lượng và giảm sản lượng điện tại một số nhà máy. Tình trạng mất điện đã xảy ra tại sân vận động Stade de France, công trình đang thi công cho Làng Olympic 2024, gần thủ đô Paris và 3 trung tâm dữ liệu tại Saint-Denis.
0