Ukraine không thể kỳ vọng nhiều ở phương Tây
Được đưa vào sử dụng từ năm 1970, Marder là loại xe bọc thép hạng nhẹ dùng để vận chuyển quân. Vũ khí chính được trang bị trên xe là pháo 20 ly. Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng Đức nên gửi "tất cả các xe bọc thép Marder đang hoạt động" tới Ukraine. Ông Habeck không nói rõ Đức còn bao nhiêu xe loại này. Đức từng trang bị hàng trăm chiếc Marder nhưng đã loại bỏ dần các loại vũ khí thời Chiến tranh lạnh để chuyển sang sử dụng những chiếc xe dòng Pumas mới hơn.
Theo Hãng tin Reuters, đã có nhiều lời kêu gọi từ bên trong liên minh ba bên của Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng Đức nên tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Pháp, một đồng minh của Đức ở Liên minh Châu Âu, ngày 4/1 thông báo sẽ giao cho Ukraine xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC.
Người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết: “Mỹ cũng sẽ huấn luyện quân nhân Ukraine về xe bọc thép Bradley. Việc huấn luyện sẽ diễn ra tại các doanh trại của Mỹ trên đất Đức hay ở Mỹ thì tôi không biết. Pháp thông báo viện trợ cho Ukraine sớm hơn Đức và Mỹ một ngày. Đây không phải là quyết định bất ngờ".
Thủ tướng Đức Scholz đã tăng chi tiêu quốc phòng và gửi viện trợ và vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, nhưng đôi khi do dự về việc cung cấp vũ khí mạnh cho Ukraine vì sợ có nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga.
Dù những vũ khí được gửi đến Ukraine được đánh giá là hiện đại và có năng lực mạnh, nhưng các quan chức các nước gửi viện trợ cũng không giấu diếm một thực tế rằng họ đang dần loại bỏ các loại vũ khí như xe bọc thép Bradley ra khỏi kho vũ khí của mình để sản xuất các loại vũ khí mới, tối tân hơn trong quá trình hiện đại hóa quân đội.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay. Còn Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, ông Vladimir Dzhabarov cho rằng việc Washington cấp vũ khí cho Kiev làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột giữa Nga và NATO do Mỹ dẫn đầu. Theo ông Dzhabarov, Washington đã đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc Thế chiến thứ ba.
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
0