Ukraine kí thỏa thuận an ninh với Pháp và Đức
Sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố hai nước đã ký một thỏa thuận an ninh song phương, trong đó Paris cam kết sẽ cung cấp thêm vũ khí, huấn luyện binh lính và gửi viện trợ quân sự lên tới 3 tỷ euro (3.24 tỉ USD) cho Kiev trong năm nay. Tổng thống Pháp cho biết ông sẽ đến thăm Ukraine trong tháng 3 tới.
Trước đó, tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký thỏa thuận an ninh song phương nhân chuyến thăm Đức của Tổng thống Zelensky.
Thỏa thuận giữa Đức và Ukraine dựa trên khuôn khổ một thỏa thuận khác giữa Anh và Ukraine ký hồi tháng 1 năm nay. Theo đó, Đức sẽ tiếp tục giúp Ukraine phòng vệ trong thời gian cần thiết và cung cấp hỗ trợ quân sự lâu dài để khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời ký một thỏa thuận an ninh giữa hai nước kéo dài trong vòng 10 năm, Đức cam kết sẽ hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời trừng phạt Nga, kiểm soát lượng xuất khẩu và đảm bảo toàn bộ tài sản của Nga bị phong tỏa. Ngoài ra, Berlin cũng chuẩn bị gói hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 1,13 tỉ Euro (1,22 tỉ USD), tập trung vào phòng không và pháo binh.
Gói hỗ trợ bao gồm các điều khoản cung cấp 120.000 viên đạn pháo cỡ nòng 122mm, 100 tên lửa IRIS-T SLS được giao trong năm nay, cũng như hệ thống phòng không SkyNext thứ hai dự kiến được giao trong năm 2025.
Đức là nước phương Tây ủng hộ Ukraine lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ. Cho đến nay, Berlin đã hỗ trợ Kiev 22 tỷ euro (23,7 tỷ USD), bao gồm 17,7 tỷ euro viện trợ quân sự, theo số liệu do Viện Kinh tế Thế giới Kiel tổng hợp. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết khi tính cả viện trợ được chuyển qua EU, Đức đã chuyển tổng cộng 28 tỷ euro cho Ukraine.
Hồi đầu năm 2024, Anh đã ký thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine, cam kết đảm bảo hỗ trợ cho đến khi Ukraine đạt được mục tiêu gia nhập liên minh quân sự NATO.
Tổng thống Zelensky dự kiến có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 17/2, cùng một số cuộc gặp song phương bên lề hội nghị, trong đó có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.
(Tổng hợp)
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
0