Ukraine phóng tên lửa tầm xa của Anh tấn công Nga
“Chúng tôi với tư cách là một quốc gia và là một chính phủ đang tăng gấp đôi sự hỗ trợ của mình đối với Ukraine và quyết tâm làm nhiều hơn nữa”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu tại Quốc hội vào ngày 20/11.
London đã phê duyệt việc sử dụng tên lửa Storm Shadows nhằm đáp lại các cáo buộc từ Kiev rằng quân đội Triều Tiên đã tham gia vào cuộc giao tranh ở khu vực Kursk của Nga, một “quan chức phương Tây nắm rõ vấn đề này” nói với Bloomberg. Nguồn tin ẩn danh cho biết chính phủ Anh coi việc quân đội Triều Tiên tham chiến là một sự leo thang của Moscow.
Cuối tuần trước, nhiều hãng thông tấn đưa tin rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga. Trong khi Nhà Trắng không chính thức xác nhận hay phủ nhận điều này, một loạt tên lửa ATACMS đã được bắn vào vùng Bryansk của Nga vào sáng sớm ngày 19/11.
Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa bình luận về cuộc tấn công. Theo một kênh Telegram, 12 quả tên lửa đã được phóng vào vùng Kursk của Nga vào chiều 19/11, nhưng đã bị phòng không Nga đánh chặn. Các bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những mảnh vỡ được cho là của tên lửa do Anh sản xuất được tìm thấy ở làng Maryino nằm giữa biên giới Ukraine và Nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Kurchatov.
Một kênh Telegram khác cho biết ít nhất hai tên lửa đã bị đánh chặn trên Yeysk, một cảng biển ở vùng Krasnodar của Nga.
Mỹ và các đồng minh đã áp dụng một số hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí mà họ cung cấp cho Kiev kể từ năm 2022, nhằm duy trì khả năng phủ nhận hợp lý về sự liên quan của họ trong cuộc xung đột với Nga. Ukraine đã kêu gọi dỡ bỏ những hạn chế này kể từ tháng 5.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột và biến NATO thành bên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh. Moscow cũng đã sửa đổi học thuyết hạt nhân của mình, trong đó bao gồm cả các cuộc tấn công thông thường của lực lượng ủy nhiệm.
“Những nỗ lực của một số thành viên NATO nhằm tham gia vào việc tạo điều kiện cho các cuộc tấn công tầm xa có thể xảy ra bằng vũ khí của phương Tây sâu bên trong lãnh thổ Nga sẽ không được bỏ qua”, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga (SVR), ông Sergey Naryshkin, tuyên bố hôm 19/11.
Trong khi Mỹ và Anh dường như đã “bật đèn xanh” cho Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga, Pháp cho biết họ vẫn đang cân nhắc động thái này. Trong khi đó, Đức và Italy đã công khai tuyên bố rằng vũ khí của họ chỉ có thể được sử dụng trên đất Ukraine.
Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên mức xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - Brazil chia sẻ tương lai, vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Mỹ hôm qua tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Đây là lần thứ tư Mỹ phủ quyết một nghị quyết như vậy kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.
Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev của Ukraine tạm thời đóng cửa, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã có động thái tương tự, do lo ngại về khả năng Nga có thể tiến hành một cuộc không kích vào Kiev và toàn bộ Ukraine.
Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề cuộc gặp cấp cao của Diễn đàn APEC ở thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra bốn tiêu chí được hình tượng hoá thành bốn lằn ranh đỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 20/11 cho biết đã bắt giữ một công dân Đức bị tình nghi hoạt động khủng bố và buôn bán thuốc nổ, đồng thời cáo buộc người này đã cho nổ đường ống tại một trạm phân phối khí đốt.
Ngày 20/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan), 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải.
0