Ukraine sẽ bị 'tàn phá' nếu Mỹ dừng viện trợ
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng 2/2022, Mỹ đã hứa viện trợ quân sự hơn 43 tỷ USD cho Ukraine, bằng hơn một nửa tổng số hỗ trợ do phương Tây cung cấp. Các quan chức hàng đầu của Mỹ đã nhiều lần đảm bảo rằng hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Kiev sẽ kéo dài miễn là cần thiết.
Tuy nhiên, phe đối lập thuộc Đảng Cộng hòa, đang đàm phán phê duyệt ngân sách tạm thời cho chính quyền liên bang, những khoản tiền viện trợ này không xuất hiện, mặc dù đã được Nhà Trắng và Thượng viện yêu cầu.
Mark Cancian, cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cảnh báo: Nếu khoản viện trợ này bị đình chỉ, “nó sẽ gây thiệt hại nặng nề cho người Ukraine. Quân đội Ukraine sẽ suy yếu và thậm chí có thể sụp đổ, cho dù vẫn cố gắng phòng ngự”.
Mỹ đã cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí: từ đạn dược thông thường đến hệ thống phòng không và rà phá bom mìn tinh vi, để giúp Ukraine thực hiện cuộc phản công.
Ông Cancian cho rằng, quân đội trong chiến tranh cần được cung cấp vũ khí, vật tư và đạn dược liên tục để thay thế những vũ khí đã cạn kiệt hoặc bị phá hủy. Việc đình chỉ hoàn toàn viện trợ - điều mà Nhà Trắng cho biết sẽ không xảy ra - sẽ không có tác động ngay lập tức, vì các gói viện trợ đã được phê duyệt vẫn đang được chuyển giao.
Ngoài thực địa, việc chấm dứt viện trợ của Mỹ cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu của lực lượng phòng không Ukraine, vốn được trang bị nhiều hệ thống phức tạp do một số quốc gia cung cấp và phải liên tục được tiếp tế đạn dược.
Những thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng của Ukraine khỏi nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Nga.
Cố vấn James Black, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng RAND Châu Âu, cho biết, không dễ gì có thể thay thế hệ thống này bằng hệ thống khác vì chúng có mối liên hệ với nhau. Nếu Ukraine rời bỏ hệ thống vũ khí mà Mỹ chuyển giao thì toàn bộ hệ thống phòng không sẽ bị suy giảm.
Hàng chục quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu, đã cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev và có thể bù đắp khoản viện trợ này, nhưng khoảng trống mà việc Mỹ rút viện trợ sẽ tạo ra sẽ là một vấn đề lớn.
“Sẽ phải mất vài năm và nhiều thập kỷ để Châu Âu đạt đến mức có thể thay thế hoàn toàn Hoa Kỳ với tư cách là một cường quốc quân sự hoặc cường quốc sản xuất phòng thủ công nghiệp”, cố vấn James Black nói.
Hành động của đảng Cộng hòa, những người kiểm soát Hạ viện, liên quan đến việc có thông qua các gói viện trợ trong tương lai hay không vẫn chưa chắc chắn.
Lãnh đạo Hạ viện, Kevin McCarthy, đảm bảo rằng vũ khí được cung cấp cho Ukraine, nhưng "các gói viện trợ lớn" sẽ không được chuyển giao cho đến khi đảm bảo an ninh ở biên giới giữa Mỹ và Mexico được tăng cường.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cuối tuần qua đã kêu gọi các nghị sĩ tôn trọng cam kết của Mỹ trong việc cung cấp hỗ trợ cần thiết khẩn cấp cho người Ukraine./.
(Nguồn: Le Point)
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
0