Ukraine sẽ ra sao khi đồng minh khủng hoảng?
Các phương tiện truyền thông phương Tây gần đây liên tục có những bài viết về “mong muốn giúp đỡ Kiev ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang suy giảm”. Politico, The Guardian, The Economist, Fox News, Washington Post, Le Figaro, Stern, Spiegel và những hãng truyền thông khác đều đưa tin về vấn đề này. Thực tế những diễn biến đã và đang xảy ra trên chính trường thế giới gần đây có thể là bước lùi hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine trước những rối ren nội bộ.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Donald Trump từng tự tin tuyên bố rằng chỉ cần 24 giờ là đủ để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine nếu ông trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, trái ngược với lời hứa đầy lạc quan trong chiến dịch tranh cử trước đó, ông Trump ngày 7/1 thừa nhận cần tới 6 tháng sau khi nhậm chức để giải quyết cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ tư. Tổng thống đắc cử Mỹ nói rằng cuộc chiến hiện tại phức tạp hơn ông từng nghĩ trước đây và có nguy cơ leo thang thêm nếu không được giải quyết thỏa đáng.
Giới quan sát quốc tế đánh giá cam kết chấm dứt chiến sự của ông Trump sẽ đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là từ phía Ukraine. Chính phủ Ukraine lo ngại ông Trump có thể ép buộc nước này chấp nhận một thỏa thuận hòa bình bất lợi để đạt mục tiêu nhanh chóng. Còn chính quyền Mỹ cũng đối mặt với thực tế khắc nghiệt rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không quan tâm đến một giải pháp đàm phán mà trong đó Kiev có thể giành lại các vùng lãnh thổ đang bị Moscow kiểm soát.
Khi ngày nhậm chức Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ đang đến gần, ông Trump cũng chỉ trích việc Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Điều này có thể chuyển gánh nặng hỗ trợ Kiev sang các đồng minh khác, đặc biệt là ở châu Âu - nơi mà sự thay đổi giới lãnh đạo chính trị kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể làm phức tạp thêm vấn đề.
Đến nay, ông Trump vẫn chưa công khai chính sách của mình đối với Ukraine một cách rõ ràng, nhưng những bình luận trước đây của ông đã đặt ra dấu hỏi về việc liệu Mỹ có tiếp tục là nước ủng hộ quân sự lớn nhất và quan trọng nhất cho Ukraine hay không.
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Donald Trump là người "mạnh mẽ và khó đoán" và những phẩm chất này có thể trở thành yếu tố quyết định trong cách tiếp cận chính sách của ông đối với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ông Zelensky mong muốn đảm bảo rằng sự ủng hộ của Washington sẽ tiếp tục cho Kiev, và ông đã gặp ông Trump ở New York thậm chí trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Khi cuộc chiến sắp bước sang năm thứ tư vào tháng tới, và khi ông Trump lên nắm quyền, câu hỏi về cách thức và thời điểm kết thúc cuộc xung đột lớn nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II đã trở nên cấp thiết hơn.
Những lựa chọn và quyết định mà ông Trump đưa ra trong vài tuần tới sẽ quyết định không chỉ số phận của Ukraine mà còn cả sự thành công của nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Hôm 6/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố từ chức, sau khi các nghị sĩ lo ngại về các số liệu thăm dò trước bầu cử tương đối thấp của đảng Tự do, đánh dấu thay đổi chính trường quan trọng của một trong những đồng minh lớn của Ukraine. Dù điều này không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong lập trường ủng hộ của Canada với Ukraine nhưng phần nào làm giảm đi mối quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và ông Trudeau. Ông Zelensky đã cảm ơn Canada vì sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không NASAMS và đề xuất Ottawa tăng tài trợ cho hoạt động sản xuất vũ khí của Kiev.
Động thái của ông Trudeau diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Thủ tướng Áo Karl Nehammer từ chức vì thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh không có sự tham gia của đảng Tự do cực hữu (FPO). Đảng FPO nổi tiếng với quan điểm phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và đề xuất chấm dứt trừng phạt Nga, đã giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử gần đây và sẽ đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới.
Tại quốc gia láng giềng Đức, nước vốn cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sự bất ổn chính trị cũng gia tăng sau sự sụp đổ chính phủ liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz. Cuộc bầu cử sắp tới có thể định hình lại chính sách viện trợ của Berlin đối với Kiev, đặc biệt trong bối cảnh đảng cực hữu AFD đang nổi lên mạnh mẽ với lập trường phản đối hỗ trợ Ukraine.
Đã có sự xáo trộn kể từ khi Thủ tướng Olaf Scholz sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner sau khi ông từ chối ủng hộ gói hỗ trợ tăng thêm cho Kiev thêm 3 tỷ euro (3,12 tỷ USD) lên 15 tỷ euro (15,6 tỷ USD).
Reuters đưa tin Đức vẫn có thể cung cấp phần lớn trong số tiền 4 tỷ euro (4,3 tỷ USD) đã cam kết cho Ukraine ngay cả khi ngân sách năm 2025 không được phê duyệt đúng hạn do tình hình chính trị bất ổn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn xung quanh một nước Đức hậu bầu cử đối với Ukraine, đặc biệt trước sự trỗi dậy của đảng cực hữu Đức AFD muốn chấm dứt viện trợ cho Ukraine.
Trong khi đó, tại Pháp, tình hình chính trị cũng không ổn định khi Tổng thống Emmanuel Macron đối mặt với sự phản đối từ các đảng đối lập. Các đảng dân túy ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ, khiến việc duy trì viện trợ cho Kiev trở nên khó khăn hơn.
Cédomir Nestorovic, Giám đốc Trung tâm Địa chính trị và Kinh doanh ESSEC nói với Newsweek rằng các đảng dân túy đang giành được nhiều sự ủng hộ hơn ở Đức, và Pháp sẽ đổ lỗi cho các vấn đề kinh tế ở các quốc gia này là do cuộc xung đột ở Ukraine, do đó quốc gia này khó có thể ủng hộ vô điều kiện cho cuộc chiến của Kiev.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không có một lệnh ngừng bắn, Pháp và Đức có thể gây sức ép buộc Ukraine chấp nhận các kế hoạch hòa bình có lợi cho Nga.
Những thay đổi chính trị này xảy ra trong bối cảnh Mỹ, dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, có khả năng giảm bớt viện trợ quân sự cho Ukraine, buộc các đồng minh châu Âu gánh vác phần lớn trách nhiệm.
Toan tính của Ukraine khi thực hiện cuộc tiến công mới vào Kursk
5 tháng sau khi bắt đầu chiến dịch tấn công vùng Kursk của Nga, quân đội Ukraine quyết tiến công sâu hơn vào khu vực này bất chấp những áp lực ngày càng tăng tại đây. Các chuyên gia cho rằng, qua động thái này, Ukraine đang gửi thông điệp tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Kênh DW (Đức) nhận định rằng hiện còn nhiều điều vẫn chưa rõ ràng sau cuộc tấn công bất ngờ gần đây của Ukraine ở khu vực Kursk của Nga. Cho đến nay, Kiev vẫn giữ im lặng, tương tự như hồi đầu tháng 8/2024, khi Ukraine lần đầu tiên tiến công vào khu vực này của Nga.
Sáng 5/1, tin tức về cuộc tiến công mới của Ukraine nhằm vào Kursk bắt đầu xuất hiện. Các blogger Nga đã chia sẻ video cho thấy một số xe tăng của Ukraine trên các cánh đồng và con đường phủ đầy tuyết. Dường như những phóng viên quân sự Nga là những người đầu tiên bắt đầu viết về “cuộc tấn công lớn” được cho là của quân đội Ukraine ở khu vực Kursk. Họ nói rằng lực lượng vũ trang Ukraine tập trung áp lực chính vào các khu định cư Berdin và Bolshoye Soldatskoye, nằm ở phía bắc Sudzha, cách biên giới với Ukraine lần lượt 20 và 25 km.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/1 cho biết đã có báo cáo về việc Ukraine "nỗ lực tiến công" vào Bolshesoldatsky, cách thủ phủ Kursk khoảng 80 km về phía Tây Nam. Nga cho biết đã phá hủy 4 xe tăng, 16 xe chiến đấu bọc thép và 1 xe rà phá bom mìn. Bộ Quốc phòng Nga gọi hành động của quân đội Ukraine là một “cuộc phản công” và thông báo rằng nhóm tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện cuộc phản công được cho là đã “bị đánh bại”.
Một nhà phân tích của OSINT có bí danh Def Mon phân tích rằng quân đội Ukraine đã tiến sâu 2,7 km vào lãnh thổ Nga trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công mới, đồng thời khẳng định vẫn chưa biết liệu Ukraine có thể củng cố được vị thế của mình hay không.
Ngược lại, Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ xuất bản một bản đồ, chỉ ra rằng các máy bay chiến đấu Ukraine đã đạt được thành công về mặt chiến thuật.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Vladislav Seleznev nói rằng thành phố Kursk không phải là mục tiêu của lực lượng Ukraine. “Tôi cho rằng việc chiếm đóng Kursk là không thể. Bởi vì để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi cần vài trăm nghìn nhân sự. Rõ ràng là Ukraine không có nguồn lực như vậy ở khu vực Kursk. Theo tôi, động thái hướng tới Kursk hoặc thậm chí nhà máy điện hạt nhân Kursk là không đáng”, ông Seleznev giải thích.
Còn chuyên gia quân sự, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Ukraine SBU Ivan Stupak, trong bình luận trên kênh YouTube RBC-Ukraine, cho rằng cuộc tấn công của Ukraine ở khu vực Kursk có hai mục tiêu: 30% quân sự và 70% chính trị.
Về mặt quân sự, theo ông Stupak, đây có thể là một nỗ lực khác của Ukraine nhằm chuyển hướng sự chú ý của Nga khỏi miền đông Ukraine, buộc họ phải rút một phần lực lượng khỏi Pokrovsk, khỏi Kurakhovo và chuyển về Kursk. Tức là tạo ra một điểm căng thẳng lớn khác.
“70% trong mục tiêu chính trị là để nhắc nhở một lần nữa rằng chúng ta có thể làm được điều này, để một lần nữa cho thấy sức mạnh của Nga còn yếu. Có lẽ đây cũng là một nỗ lực nhằm tạo ra căng thẳng trong xã hội Nga, tạo ra một số bất đồng nhất định trong nội bộ,” ông Stupak gợi ý.
Đáng chú ý là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây đã chỉ ra tầm quan trọng của vị thế của Ukraine ở khu vực Kursk đối với các cuộc đàm phán trong tương lai. Ông Blinken nhấn mạnh: “Vị trí của Kiev ở Kursk rất quan trọng vì tất nhiên đây là điều sẽ được tính đến trong bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra vào năm tới”.
Nhà khoa học chính trị Igor Reiterovich không loại trừ rằng câu chuyện với vùng Kursk có triển vọng nhất định đối với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Bởi trên thực tế, ông Trump là người có thể đưa ra đề nghị với Nga để “thương lượng”.
Tổng thống Ukraine Zelensky từng mô tả cuộc xâm nhập của lực lượng Ukraine vào khu vực biên giới Kursk của Nga là một "con át chủ bài rất mạnh" trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai.
Nhưng cuộc tấn công này không làm thay đổi đáng kể cục diện cuộc chiến, và các nhà phân tích quân sự cho biết Ukraine đã mất khoảng 40% diện tích đất mà nước này chiếm được ban đầu.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/1 cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các địa điểm trập trung lực lượng và thiết bị quân sự của Ukraine tại hơn 160 khu vực trong ngày qua và Ukraine đã mất khoảng 1.500 quân.
HMPV là loại virus đường hô hấp gây ra các triệu chứng giống cúm hoặc cảm lạnh đang gia tăng ở một số nước, đặc biệt là Trung Quốc trong những tháng gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng lây lan của loại virus liên quan đến đường hô hấp này.
Hơn 5 tháng sau khi Ukraine mở chiến dịch tấn công vào tỉnh biên giới Kursk của Nga, rồi sau đó bị Moscow giành lại khoảng một nửa lãnh thổ đã mất, tình hình ở đây đang nóng trở lại khi Kiev bất ngờ phát động một cuộc tấn công mới. Theo giới quan sát, cuộc phản công của Ukraine ở Kursk sẽ không mang lại nhiều hiệu quả trên thực địa, trong khi có thể khiến Kiev phải trả giá.
Trước những phát biểu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra quan điểm cứng rắn về vấn đề này, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chủ quyền đối với các quốc gia.
Phát biểu trong chuyến thăm Pháp mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Israel và Hamas đang tiến gần tới một lệnh ngừng bắn và thỏa thuận về con tin, dù còn tồn tại nhiều thách thức.
Quốc hội Hàn Quốc đã bác bỏ 2 dự luật nhằm vào Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến việc ban bố thiết quân luật và cáo buộc liên quan đến Đệ nhất Phu nhân Kim Keon Hee. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bác bỏ những lời đồn đoán rằng ông Yoon Suk Yeol đã rời khỏi tư dinh vào thời điểm các công tố viên tìm cách bắt giữ ông.
0