Ukraine thay đổi chiến thuật, mục tiêu tiếp theo sẽ là Crimea?
• Cầu Crimea và bán đảo Crimea có thể trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công với quy mô chưa từng có từ phía Ukraine sau khi lực lượng vũ trang nước này chuyển hướng nhằm vào các cơ sở hậu cần quan trọng, các vị trí và mục tiêu chiến lược của Nga, các vùng đất phía trong biên giới của Nga.
• Ukraine đang khai thác các lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Nga để thay đổi chiến thuật tác chiến nhằm tạo ra các cuộc tập kích với hậu quả nặng nề. Từ đó tạo hiệu ứng truyền thông với mục đích chuyển lửa ra ngoài biên giới và cải thiện vị thế trong cuộc xung đột.
Các nguồn tin cho thấy Ukraine đang tập trung lực lượng và nhiều loại vũ khí xung quanh khu vực, với quyết tâm thực hiện một đòn tấn công ‘hủy diệt’ nhằm vào cây cầu Crimea. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết tâm của Ukraine cho thấy họ đang hướng tới mục tiêu làm suy yếu khả năng phòng thủ của Nga, đồng thời thể hiện những thay đổi chiến thuật của quân đội nước này trong cuộc xung đột.
Trong một phát biểu trên truyền hình quốc gia vào ngày 2/8, ông Kyrylo Budanov - Giám đốc tình báo quân đội Ukraine cho biết, Ukraine không loại trừ khả năng cầu Crimea sẽ bị phá hủy trong vài tháng tới.
Cầu Crimea (hay còn gọi là cầu Kerch) dài 19km, được xây dựng từ năm 2016 đến 2018 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Đây là tuyến đường bộ và đường sắt duy nhất kết nối Crimea với đất liền Nga.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát hơn 2 năm trước, cây cầu đã trở thành tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Moscow ở mặt trận phía nam, và là mục tiêu tấn công của Ukraine nhằm cắt đứt tuyến đường hậu cần huyết mạch. Cầu đã bị hư hại nặng nề trong các cuộc tập kích của Ukraine vào tháng 10/2022 và tháng 7/2023, buộc Nga phải tăng cường các biện pháp bảo vệ công trình trọng yếu này.
Ukraine đang nhắm vào các mục tiêu chiến lược của Nga
Trong vòng vài ngày qua, quân đội Ukraine đã liên tiếp mở các đợt tấn công nhắm vào những mục tiêu chiến lược của Nga, bao gồm sân bay Marinovka gần Volgograd và cảng Kavkaz.
Các nhà phân tích quân sự nhận định rằng những cuộc tấn công này có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng duy trì nguồn cung cấp nhiên liệu cũng như các vấn đề hậu cần của Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Việc phá hủy hoặc làm gián đoạn các cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay và cảng biển có thể làm suy yếu khả năng phản công và duy trì sức mạnh quân sự của Nga.
Ngày 22 tháng 8, máy bay không người lái Ukraine tấn công sân bay Marinovka tại vùng Volgograd. Thông tin chi tiết về cuộc tấn công chưa được tiết lộ, nhưng phía Nga đã có báo cáo về việc tiêu diệt hai UAV của đối phương và khoảng 12 vụ nổ đồng thời được người dân địa phương ghi nhận.Ngay sau đó, Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa Neptun vào cảng Kavkaz. Tại thời điểm đó, phà Aquatrader (một nguồn tin khác ghi là phà Conro Trader) đang neo đậu tại cảng mang theo 30 bồn chứa nhiên liệu cỡ lớn.
Theo thông tin từ Ban chỉ huy khu vực Krasnodar, phà chở nhiên liệu đã bị hư hại nghiêm trọng và bị chìm sau cuộc tấn công. “Kết quả là, phà đã chìm trong vùng nước của cảng Kavkaz,” thông báo cho biết.
Thông tin ban đầu khẳng định trên phà bị tấn công có 15 người. Sau đó, Thống đốc khu vực Krasnodar, ông Veniamin Kondratyev, thông báo rằng 17 thành viên thủy thủ đoàn đã được cứu sống.
Hệ thống phòng không của Nga có thực sự hiệu quả?
Nhà phân tích quân sự Vlad Shlepchenko nhấn mạnh tầm quan trọng của các tuyến vận tải chiến lược, không chỉ đối với các lực lượng Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt, mà còn đối với cả nền kinh tế, quân sự và công nghiệp của Nga.
Thảm họa thực sự có thể xảy ra nếu Ukraine bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt với quy mô lớn vào sân bay của Nga bằng tên lửa Neptun. Không quân chiến thuật là yếu tố then chốt tạo ra ưu thế hỏa lực của Nga trước lực lượng vũ trang Ukraine. Tuy nhiên, do thiếu các hầm kiên cố và hệ thống phòng không hoạt động không hiệu quả, máy bay Nga buộc phải 'tránh đòn', nghĩa là phải cất cánh ngay khi phát hiện dấu hiệu tấn công từ phía Ukraine.
Nhà phân tích quân sự Vlad Shlepchenko cho biết.
Theo nhà phân tích chính trị Sergey Markov, các cuộc tấn công vào cảng Kavkaz buộc Nga phải xem xét lại hệ thống phòng không bố trí tại các khu vực chiến lược. Ông nhấn mạnh rằng khả năng phòng thủ trước tên lửa của Nga vẫn hiệu quả, nhưng cần thực hiện các điều chỉnh, nâng cấp cần thiết để đối phó với các loại drone, cả trên không lẫn trên biển.
Các chuyên gia quân sự cũng nhận định rằng cuộc tấn công vào cảng Kavkaz là một phần trong chiến lược của Kiev nhằm cải thiện vị thế đàm phán. Họ cho rằng Ukraine đang tìm cách bù đắp cho việc mất lãnh thổ bằng cách tạo ra hiệu ứng truyền thông từ hậu quả của các cuộc tấn công nhằm vào vị trí chiến lược của Nga, bên trong lãnh thổ Nga.
Cả hai địa điểm bị tấn công đều bùng phát những đám cháy và cột khói lớn sau khi tên lửa nhắm trúng mục tiêu. Thiệt hại ước tính là rất nghiêm trọng.
Cầu Crimea đang gặp nguy hiểm
Chuyên gia quân sự Mikhail Zvinchuk cho biết khu vực phóng tên lửa Neptun vẫn chưa được xác định chính xác, có thể là từ vùng Zaporizhzhia hoặc Odessa. Một trong số các tên lửa đã bị bắn hạ, nhưng đã có một tên lửa bắn trúng mục tiêu sau khi bay ở tầm thấp qua vùng biển Azov.
Ông đưa ra một số giả thuyết về lý do tại sao tên lửa thứ hai không bị bắn hạ, mặc dù các đặc điểm của Neptun đã được Nga biết rõ. Các cuộc tấn công này đã để lộ ra một số hậu quả tiềm ẩn. Nguồn cung nhiên liệu cho Crime cũng như tuyến hậu cần cho chiến dịch quân sự đặc biệt có thể bị gián đoạn. Nga có thể bị chia cắt tạm thời với Crimea.Cầu Crimea - một mục tiêu quan trọng mà Ukraine đang nhắm trong các kế hoạch tấn công sắp tới, đang ở tình thế rất nguy hiểm.
Zvinchuk cũng cho rằng quân đội Ukraine đang chuẩn bị phương án cho một cuộc tấn công chưa từng có vào cầu Crimea.
Điều này liên quan chặt chẽ đến các kế hoạch tiếp theo của Ukraine ở hướng Crimea. Trong vài ngày tới, rất có thể sẽ có các cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái vào bán đảo Crimea khiến các lực lượng Nga tiêu hao sinh lực và đạn dược. Sau đó, khi vấn đề tiếp tế gặp trở ngại, Ukraine có thể tiếp tục phát động tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí hạng nặng.
Chuyên gia quân sự Mikhail Zvinchuk nhận định.
Trên mạng xã hội những ngày qua đã xuất hiện những hình ảnh được cho là mô tả hậu quả của các cuộc tấn công vào cảng và sân bay quân sự Marinovka. Một cựu phi công quân sự, người điều hành kênh thông tin Fighterbomber đã lên án việc lan truyền những hình ảnh này và kêu gọi cộng đồng tìm ra kẻ phát tán, coi đây là hành động phản bội Tổ quốc. Ông cũng cho rằng kẻ tiết lộ thông tin có thể bị trừng phạt và rằng trong tương lai, có thể sẽ có các luật lệ được đưa ra để kiểm soát việc rò rỉ thông tin như vậy.
Trong một diễn biến có liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova tuyên bố rằng Moscow coi các đe dọa tấn công cầu Crimea là "chủ nghĩa khủng bố" và cáo buộc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine để thực hiện các vụ tấn công vào cầu Crimea và Hạm đội Biển Đen của Nga. Bà Zakharova nhấn mạnh: "Tôi muốn một lần nữa cảnh báo Washington, London, Brussels rằng bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea không chỉ chắc chắn thất bại mà còn sẽ nhận được đòn đáp trả tàn khốc."
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
0