Ứng dụng công nghệ giúp giới trẻ dễ tiếp cận di sản

Các dự án game hóa những điểm di tích, văn hóa lịch sử ở Hà Nội đã mở ra một hình thức truyền tải văn hóa mới lạ thú vị, thu hút sự quan tâm của du khách và người trẻ.

Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) vừa triển khai chương trình khám phá di sản thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Chương trình khám phá di sản thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Khi du khách tham gia tour game di sản, hành trình du lịch trở nên sống động hơn. Các nhiệm vụ, thử thách lần lượt được đưa ra, gắn với các sản phẩm đặc trưng của điểm đến.

Du khách tham quan làng cổ Đường Lâm.

Anh Dương Công Tuyến (xã Thái Hòa, huyện Ba Vì) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia ứng dụng này. Mình thấy nếu ứng dụng này được áp dụng nhiều hơn trong du lịch thì sẽ giúp cho nhiều người cảm thấy thu hút và phấn khích hơn vì khi đi du lịch lại được trải nghiệm trò chơi và khám phá thêm về văn hoá”.

Tour ẩm thực phố cổ Hà Nội cũng là một trong những trải nghiệm thu hút nhiều bạn trẻ. Ảnh: Báo Tiền phong.

Không chỉ là ở các điểm di tích lớn, tour ẩm thực phố cổ Hà Nội cũng là một trong những trải nghiệm thu hút nhiều bạn trẻ.

Với 8 điểm trải nghiệm quanh phố cổ, du khách có thể vừa thưởng thức các món ăn hấp dẫn vừa có thể khám phá thêm về lịch sử, di tích.

Thường thức ẩm thực tại phố cổ. Ảnh: Báo Tiền phong.

Tour du lịch này cũng tích hợp các trò chơi, nhiệm vụ nhỏ khiến chuyến khám phá trở nên thú vị hơn.

Chị Hoàng Thị Mến (phường Giảng Võ, quận Ba Đình) cho hay: “Ở đây có hướng dẫn rõ ràng địa điểm đấy và mình sẽ biết được quán ăn ngay lập tức”.

Game hóa điểm đến, những thông tin, giá trị của di sản sẽ được du khách tìm hiểu qua quá trình trải nghiệm trò chơi. Đây là xu hướng mới đang được áp dụng tại nhiều di tích, điểm văn hóa trên toàn thành phố Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.