Ứng dụng công nghệ vào quản lý trường mầm non

Việc quản lý và vận hành trường mầm non theo phương thức truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong quy trình xử lý công việc, gây tốn kém chi phí. Để giải quyết được những khó khăn này, bắt buộc nhà trường cần có sự đổi mới trong công tác quản lý. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập đang được đẩy mạnh nhiều tại các đơn vị giáo dục mầm non.

Việc thu thập và thống kê dữ liệu thực hiện thủ công gây tốn thời gian, độ chính xác không cao, việc cập nhật tình hình hoạt động của bé tại trường cho phụ huynh cũng gặp nhiều bất cập, hay mức độ tương tác giữa phụ huynh và nhà trường thấp dần dần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường trong mắt phụ huynh,... là những rào cản mà trường mầm non này đang gặp phải, do đó, nhà trường đã lựa chọn ứng dụng công nghệ để giải quyết vấn đề.

Việc quản lý và vận hành trường mầm non theo phương thức truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong quy trình xử lý công việc, gây tốn kém phí

Chia sẻ với phóng viên, bà Vũ Thị Thu Hằng, hệ thống trường mầm non Kokoro cho biết: "Chẳng hạn, ngay lập tức phụ huynh có thể nhắn tin vào app công nghệ để liên lạc với cô và cô giáo chỉ cần nhận thông báo từ app là biết được thông tin tương tác từ phụ huynh, hoặc khi giáo viên đăng tải thông báo thay vì chỉ đưa nội dung có thể đính kèm video, hình ảnh,... minh họa."

Hiện nay, xu hướng áp dụng công nghệ vào trường học đang dần trở nên phổ biến. Giáo viên có thể dạy học trực tuyến, chủ động áp dụng công nghệ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận đến nhiều loại kiến thức hơn. Ngoài ra, nhà trường cũng áp dụng công nghệ trong việc lưu trữ, hệ thống hóa, số hóa dữ liệu vận hành, dữ liệu học sinh và phụ huynh.

Chúng tôi lựa chọn thị trường Việt Nam để đầu tư vì ở đây số trẻ em và trường mầm non đều đang có xu hướng tăng lên, trong khi số lượng các trường mầm non ở Nhật đã chuyển đổi số khoảng 40% rồi, thì ở thị trường Việt Nam mới chỉ chiếm 10%, việc đưa số hóa vào giáo dục sẽ giúp cho tất cả các bên từ nhà trường, phụ huynh đến toàn xã hội cùng lúc có thể tập trung vào sự phát triển của đứa trẻ rất phù hợp với nhu cầu giáo dục hiện nay.

Theo ông Koike Yoshinori, Giám đốc Công ty CodMon Nhật Bản

Xu hướng áp dụng công nghệ vào trường học đang dần trở nên phổ biến

Theo cách tiếp cận này học sinh giờ đây trở thành trung tâm, người học có thể kết nối với các nguồn thông tin đa dạng về lĩnh vực, phong phú về định dạng, ngôn ngữ. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy phải liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công nghệ mới đang thay đổi hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được nhu cầu của người học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.