Ứng dụng hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở
Ngay từ sáng sớm, sân Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã trở nên vô cùng sôi động với sự tham gia của hàng nghìn học sinh trung học cơ sở, qua những chương trình giao lưu hấp dẫn cùng nhiều đại sứ chương trình như ca sĩ Đức Phúc, các Tiktoker Trà Đặng, Trâm Đỗ, ngôi sao bóng đá freestyle Đỗ Kim Phúc…
Phân biệt nghề ưa thích và nghề phù hợp
Tại chương trình, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) đã ra mắt ứng dụng “Hướng nghiệp - Lead With Lof” dành riêng cho học sinh từ bậc trung học cơ sở.
Với giao diện thân thiện, đầy màu sắc, ứng dụng đã có thể tải về từ các các kho lưu trữ dành cho 2 hệ điều hành iOS và Android; gồm hàng loạt bài trắc nghiệm tìm hiểu bản thân, các ngành học phù hợp sở thích, sở trường.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn có chuyên mục tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo ngành, đặc điểm công việc, kỹ năng cần có, giá trị tạo ra cho xã hội, dự báo nhu cầu xã hội, các bước thực hành hướng nghiệp...
Đáng chú ý, ứng dụng “Hướng nghiệp - Lead With Lof” còn có sự kết nối với tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cùng gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dục, rèn luyện và chăm lo, hỗ trợ để đội viên, thiếu niên tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sự đồng hành từ mọi phía.
Theo tìm hiểu, ứng dụng được tích hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Hollan Code, vốn đã được Chính phủ nhiều quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới lựa chọn sử dụng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh.
Vì vậy, người dùng sẽ có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên của ứng dụng để tìm hiểu, phân biệt giữa các ngành nghề nằm trong ý thích và ngành nghề thật sự phù hợp với tố chất, sở trường; đưa ra những cái nhìn thực tế về thuận lợi, khó khăn khi chọn nghề để đội viên, thiếu niên cố gắng, nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện.
Cầu nối giữa học sinh và phụ huynh
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, cho biết: “Hướng nghiệp - Lead With Lof” là ứng dụng dành riêng cho học sinh các trường trung học với mục tiêu đồng hành với các em trong tiếp cận với chuyển đổi số, nhận thức được giá trị tinh thần, giá trị hành động của lòng biết ơn.
Các giá trị này là động cơ tốt đẹp cho việc học tập, trau dồi kiến thức, lao động tạo ra giá trị cũng như rèn luyện thể thao, kỷ luật, bản lĩnh trong cuộc sống…, tất cả vì lợi ích của con người và môi trường xung quanh trên nền tảng lòng yêu thương và biết ơn.
Trên cơ sở của những giá trị tinh thần yêu thương và biết ơn, mỗi em nhỏ sẽ có động lực đền ơn bằng hành động cụ thể như tự rèn luyện, giúp đỡ mọi người xung quanh, bảo vệ môi trường, hướng đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cũng như những định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai của bản thân.
“Chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh sẽ cùng tham gia sử dụng ứng dụng như một cách đồng hành với con em trong định hướng nghề nghiệp. Qua đó, phụ huynh sẽ phần nào hiểu con em phù hợp ngành, nghề nào, hạn chế định hướng chủ quan về tương lai của các em”, chị Nguyễn Phạm Duy Trang cho biết.
Bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng Giám đốc Công ty Sữa quốc tế IDP chia sẻ: “Với ứng dụng này, ngay cả các em học sinh trung học cơ sở cũng đã có thể tự tìm hiểu, định hướng nghề nghiệp. Nhờ đó, các em có cơ hội “thử và sai” trước khi có những lựa chọn đúng đắn ở cấp trung học phổ thông và đại học”.
Được biết, ứng dụng “Hướng nghiệp - Lead With Lof” là một trong những mũi nhọn của chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai” với chủ đề “Năng lượng yêu thương dẫn dắt tương lai - Lead With Lof”, gồm 5 nội dung: Sống biết ơn và trách nhiệm, Sống khát vọng và hành động, Sống yêu thương và chia sẻ, Sống bản lĩnh và kỷ luật, Sống khỏe mạnh và an toàn.
Dịp này, Ban tổ chức chương trình đã trao 50 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng và quà, tặng thiếu nhi vượt khó học tốt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(Theo Nhân Dân)
Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, thủ khoa ngành Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoàng Thị Hồng Nga đã trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.
Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.
Đi học có lương, ra trường có việc là chuyện không còn mới lạ với nhiều sinh viên trường nghề. Bởi vậy, ở mùa tuyển sinh những năm gần đây, học nghề đang được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Chương trình “Hướng nghiệp và tư vấn lựa chọn Tổ hợp môn lớp 10" dành riêng cho học sinh 2k9 do Đài PT-TH Hà Nội và Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong việc định hướng và chuẩn bị tốt nhất cho năm học lớp 10. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục uy tín.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
0