Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nông dân, sản phẩm đảm bảo chất lượng, thành phố Hà Nội đang tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hà Nội được đánh giá là địa phương có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy sản, khi có 30.840 ha mặt nước, trong đó có khoảng 24.000 ha đã đưa vào nuôi.

Trên diện tích 3 ha, gia đình anh Lương Đức Lộc ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh. Mỗi ao nuôi, anh Lộc đã đầu tư một máy bắn thức ăn và các máy quạt nước. Nhờ đó, mặc dù nuôi mật độ dày, nhưng cá vẫn đảm bảo sinh trưởng do có máy quạt nước tạo khí cho cá thở, còn máy bắn thức ăn tạo sự đồng đều khi cho cá ăn tránh lãng phí. Một năm thu hoạch hai lứa, năng suất đạt 30 tấn/ha.

Trước tình hình thời tiết và môi trường có nhiều biến động bất lợi, việc đưa  khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết. Một số ứng dụng điển hình được người dân đưa vào áp dụng như: sử dụng chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nuôi, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường; đầu tư máy quạt nước, máy bắn thức ăn; nuôi xen canh, ghép nhiều đối tượng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tại nhiều huyện ngoại thành đang tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó chú trọng đối tượng nuôi và hình thức nuôi. Trong quá trình nuôi, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi, lấy mẫu nước, mẫu sản phẩm để kiểm soát chất lượng.

Thành phố đã hình thành 84 vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh tập trung với tổng diện tích trên 7.200 ha. Nhờ tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như đưa các giống có năng suất chất lượng cao vào nuôi, lên sản lượng đạt 120.000 tấn/năm, nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so nhiều lần so với trồng lúa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 6 tháng đầu năm 2023, Công ty EVN ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 32.000 tỉ đồng.

Giá vàng miếng ngày 13/5 chứng kiến một phiên “nhảy múa” với biên độ lớn giảm hơn 3 triệu đồng lúc mở cửa, tăng giảm liên tục và đến 14h chiều thì neo ở vùng giá 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Đồng đô la Mỹ mạnh hơn trong năm nay đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái và nền kinh tế của nhiều nước châu Á. Trong đó, đáng chú ý, đồng won Hàn Quốc đã mất giá hơn 7% so với đồng đô la Mỹ trong năm nay, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Giúp sức cho những người nông dân bắt kịp xu hướng thương mại điện tử, huyện Ba Vì đang tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất và thương mại, trong đó chú trọng đến việc đào tạo người dân livestreams bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Tuần qua, khối ngoại đã có một tuần giao dịch khá sôi nổi với hoạt động bán là chủ đạo. Khối ngoại bán ròng 3.303 tỷ đồng trong tuần qua, áp lực bán xuất hiện mạnh trong ba phiên giao dịch cuối tuần.

Chốt phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.360 USD/ounce, tăng mạnh tới 59 USD so với chốt phiên tuần trước. Như vậy, sau hai tuần liên tiếp đi xuống, giá vàng thế giới đã quay trở lại đường đua tăng giá. Tại Việt Nam, giá vàng tiếp tục tăng.