Ứng Hòa chú trọng phát triển hệ thống an sinh xã hội
Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn cho biết, tính đến cuối năm 2023, huyện đã đạt 13/27 chỉ tiêu thuộc Chương trình.
Cụ thể, công tác xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành công. Huyện được công nhận huyện nông thôn mới năm 2022; UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 3 xã: Hòa Xá, Hòa Phú, Đông Lỗ. Cùng với đó, huyện luôn quan tâm chỉ đạo, đảm bảo các nhiệm vụ công tác y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo vượt kế hoạch Thành phố và huyện giao từ đầu năm. Cùng với đó, kinh tế huyện các năm qua liên tục phát triển. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao.
Huyện Ứng Hoà kiến nghị Thành phố quan tâm quy hoạch tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho huyện như: mở rộng và phát triển đô thị; quy hoạch mới hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục chuyên nghiệp; phát triển không gian công viên cây xanh, du lịch, vui chơi giải trí gắn với trục sông Đáy và kết hợp các công trình di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, làng nghề…
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn văn Phong đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng của huyện đặc biệt, đánh giá cao những kết quả nổi bật huyện đã đạt được, nhất là đối với các chỉ tiêu khó khăn như: giảm nghèo, đảm bảo an sinh, nhận thức sâu sắc và rõ về những vấn đề này. Bên cạnh thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 08-CTr/TU, huyện còn xây dựng các đề án có tính chất căn cơ, bước đầu tận dụng được lợi thế của huyện, như xây dựng Đề án nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi...
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu, với những chỉ tiêu chưa đạt, phải đánh giá thực tế, sát với từng địa phương. Trên cơ sở huyện đã nhận diện được những khó khăn, hạn chế, thời gian tới, đề nghị huyện phải quan tâm đến công tác quy hoạch, phải tính đến việc kết nối đường Vành đai 5 qua huyện Mỹ Đức và mạnh dạn đề xuất Thành phố những đề án lớn trong phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, phải xác định hạn chế lớn nhất tác động đến sự phát triển chính là ô nhiễm nguồn nước sông Đáy, từ đó, có đề xuất với Thành phố.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, huyện cần tính toán đến các phương án gia tăng số lượng nhân lực được đào tạo nghề, có sự liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố. Đối với giáo dục đào tạo, huyện cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, không chỉ về đội ngũ giáo viên mà cả về đội ngũ cán bộ quản lý để tạo ra động lực. Cùng với đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng để tạo ra sự phát triển và có phương án liên kết hợp tác với những cơ sở giáo dục đầu ngành. Ngoài ra, phải sắp xếp hệ thống quy hoạch trường lớp và phải dự báo được sự gia tăng dân số để có sự chuẩn bị.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần khảo sát về nguồn vốn vay để hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hội kinh doanh, cần thiết phải bổ sung nguồn vốn.
Với trình độ, truyền thống y tế của huyện Ứng Hòa, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, mong muốn huyện mạnh dạn có giải pháp cho y tế người cao tuổi; y tế học đường để làm điểm mẫu của Thành phố.
Ngoài ra, huyện cần đánh giá lại đội ngũ cán bộ công chức gắn với định hướng phát triển của huyện thời gian tới, trong đó, có Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng các chuyên ngành lĩnh vực huyện cần; đề xuất các sở, ngành điều động cán bộ về hỗ trợ để giải quyết căn cơ những hạn chế của huyện.
Lưu ý, trên địa bàn huyện vẫn còn 1.200 hộ cận nghèo, nên để việc giảm nghèo bền vững, Ứng Hòa cần có kế hoạch căn cơ, không thỏa mãn với kết quả đã đạt được.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu các sở, ngành, qua đợt khảo sát, cần xác định nhóm các địa phương cần quan tâm hỗ trợ đặc biệt; nhóm cần hỗ trợ vay vốn; chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở không hỗ trợ đại trà và cào bằng; quan tâm điều kiện hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp vì đây là nền kinh tế chính của một số địa phương./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
0