Ung thư đường tiêu hóa đang ngày càng trẻ hoá

Trước đây, ung thư dạ dày thường phát hiện ở người từ 55 tuổi trở lên, nhưng nay dần xuất hiện nhiều ở người trẻ. Lối sống công nghiệp, lười vận động, đi kèm với đó là thói quen ăn uống không khoa học đã kéo theo rất nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Các biểu hiện bệnh rất dễ bị bỏ qua, trong khi đó stress, áp lực cuộc sống đang khiến nhiều người trẻ mắc ung thư dạ dày.

Mặc dù mắc bệnh về tiêu hóa lâu năm nhưng do tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm, bệnh nhân 30 tuổi này đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Mắc bệnh về tiêu hóa lâu năm nhưng do tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm, bệnh nhân 30 tuổi này đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng

Anh Hà Văn Quản, tỉnh Hà Giang chia sẻ: "Lúc bé, tôi bị trĩ, để lâu quá nên phát triển thành ung thư trực tràng, đi ngoài khó và ra máu rất nhiều. Lúc bé nhận thức của mình không có với chủ quan, mới để trĩ phát triển thành ung thư".

Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca mắc mới và gần 123.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%. Theo thống kê của Bệnh viện K, độ tuổi mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng đang có xu hướng trẻ hóa, không ít trường hợp dưới 40 tuổi, thậm chí có bệnh nhân ngoài 20 tuổi đã mắc bệnh.

Độ tuổi mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng đang có xu hướng trẻ hóa

Nguyên nhân ung thư dạ dày có thể do ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gây quá tải cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mạn tính... cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4, thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ mắc lẫn tỉ lệ tử vong. Có thể thấy, gánh nặng bệnh tật của hai loại ung thư này rất lớn, nhất là khi vào người trẻ, những người đang trong độ tuổi lao động, cống hiến. Chế độ ăn của chúng ta đang ngày càng thay đổi, ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, những đồ ăn hấp thụ nhiệt cao, biến đổi cấu trúc protein trong thịt. Từ đó, khi chúng ta ăn vào sẽ biến đổi cấu trúc của tế bào, dẫn đến ung thư.

Đồ ăn quá nhiều muối cũng dẫn đến những tổn thương liên quan đến dạ dày, ung thư dạ dày.

Ngoài ra, đồ ăn quá nhiều muối như dưa muối, cà muối, dẫn đến những tổn thương liên quan đến dạ dày, ung thư dạ dày. Thói quen thức khuya, dạy sớm, ăn uống không đúng giờ giấc. Đó cũng là lí do khiến cho những tổn thương liên quan đến dạ dày có xu hướng nhiều lên.

Các triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, do đó thường bị bỏ qua và phát hiện ở giai đoạn muộn. Để phòng tránh căn bệnh này, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, đồng thời nội soi đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm, tránh tổn thương tiến triển thành ung thư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết người dân đã từng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vaccine chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai sớm điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, ngành Y tế Thủ đô đã ứng trực khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện với đầy đủ cơ số thuốc và trang thiết bị y tế.

Những tuần gần đây, dịch tay chân miệng tại Hà Nội đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có gần 800 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng.