Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sáp nhập huyện, xã ở 12 tỉnh, thành
Đây là một phần trong kế hoạch cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý địa phương và phục vụ tốt hơn cho người dân.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về phương án sáp nhập cấp huyện, cấp xã của Hà Nội, TP. HCM, cùng 10 tỉnh khác, gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh và Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở đề nghị của UBND 12 tỉnh, thành phố và của Bộ Nội vụ, Chính phủ đã có các tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 địa phương, để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố:
(1) Tỉnh An Giang: Sắp xếp 02 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 01 phường mới. Sau sắp xếp giảm 01 đơn vị hành chính cấp xã.
(2) Tỉnh Đồng Tháp: Sắp xếp 04 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 02 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 02 đơn vị hành chính cấp xã.
(3) Tỉnh Hà Nam: Thành lập 01 thị xã trên cơ sở nguyên trạng 01 huyện (thị xã Kim Bảng) và sắp xếp 29 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 18 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp, giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã.
(4) Thành phố Hà Nội: Sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
(5) Tỉnh Hà Tĩnh: Sắp xếp 04 đơn vị hành chính cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 03 đơn vị hành chính cấp huyện và 16 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện và 07 đơn vị hành chính cấp xã.
(6) Thành phố Hồ Chí Minh: Sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường.
(7) Tỉnh Phú Thọ: Sắp xếp 31 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã.
(8) Tỉnh Quảng Ngãi: Sắp xếp 09 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 06 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 03 đơn vị hành chính cấp xã.
(9) Tỉnh Quảng Trị: Sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 07 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 06 đơn vị hành chính cấp xã.
(10) Tỉnh Sơn La: Thành lập 01 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 26 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 04 đơn vị hành chính cấp xã.
(11) Tỉnh Trà Vinh: Sắp xếp 03 phường để hình thành 01 phường mới. Sau sắp xếp giảm 02 phường.
(12) Tỉnh Vĩnh Phúc: Sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 06 đơn vị hành chính cấp huyện và 361 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 05 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị hành chính cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã.
Đây là những địa phương có sự phát triển nhanh, song cũng đối mặt với các vấn đề như quản lý hành chính chưa đồng bộ, dân cư phân bố không đồng đều, cần nâng cao chất lượng quản lý hành chính.
Theo dự kiến, việc sắp xếp này sẽ giúp giảm bớt số lượng đơn vị hành chính cấp cơ sở, đồng thời tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát.
Với quy mô các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, việc sáp nhập sẽ tập trung vào những đơn vị hành chính có dân số thấp hoặc chưa phát triển tương xứng.
Trong phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành thời gian cho việc giải trình, tiếp thu và chỉnh lý các dự luật và dự thảo nghị quyết, các văn bản pháp luật quan trọng. Những thay đổi trong các luật này được kỳ vọng sẽ giúp điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ sự phát triển đồng đều giữa các khu vực và ngành nghề.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ tiếp tục làm việc trong các phiên tiếp theo để hoàn thiện các dự thảo nghị quyết, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Chiều 10/12, Công an thành phố Hà Nội ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới, triển khai 54 tổ công tác đảm bảo khép kín địa bàn, tập trung vào các tuyến địa bàn trọng điểm nhằm kịp thời trấn áp nhanh các đối tượng vi phạm pháp luật.
Qua các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố phát hiện Nguyễn Tuấn Linh cùng đồng phạm đã nhập khẩu hơn 7.330 tấn khí N₂O, trị giá hơn 5 triệu USD và thu lời bất chính hơn 130 tỷ đồng.
Ngày 10/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã triệt phá thành công nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn giao dịch quốc tế.
Chiều 10/12, Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị thông tin báo chí về chuyên án bắt giữ Phó Đức Nam - tức TikToker Mr.Pips (ở Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); đồng thời, yêu cầu đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo với Mr.Pips là Lê Khắc Ngọ (Mr.Hunter) ra đầu thú.
Nguyễn Tuấn Linh cùng đồng phạm đã nhập khẩu hơn 7.330 tấn khí N2O, trị giá hơn 5 triệu USD và thu lời bất chính hơn 130 tỷ đồng.
Từ ngày 1/1/2025, Bảo tàng Hà Nội và di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây sẽ thực hiện thu phí các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào tham quan.
0